Trang

Recent Posts

14 thg 8, 2013

Bệnh viện Hà tĩnh Tiên thuốc- Sốc phản vệ - chết người

Dân trí) - Cho rằng cái chết của bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (75 tuổi) là do sự tắc trách của bác sĩ tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, người nhà của nạn nhân này đã kéo đến đập phá bệnh viện.

Vào khoảng 11h30 trưa ngày 12/8, khoảng 5-6 người nhà bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (trú tại thôn 12 xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã kéo đến vây khoa Hồi sức tích cực, tại đây người nhà đã đập phá làm vỡ một số cửa kính, 1 máy sốc điện và yêu cầu bệnh viện phải làm rõ nguyên nhân cái chết của bệnh nhân Hồng.
Rất đông người người tụ tập và chứng kiến cảnh hỗn loạn tại khoa Hồi sức tích cực
Rất đông người người tụ tập và chứng kiến cảnh hỗn loạn tại khoa Hồi sức tích cực
Trước đó, vào ngày 8/8, bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng được nhập viện vào khoa Chấn thương (Bệnh  viện đa khoa Hà Tĩnh) do bị viêm xương cẳng trái.
Phòng 108- nơi bệnh nhân được trực tiếp điều trị và tiêm thuốc
Phòng 108- nơi bệnh nhân được trực tiếp điều trị và tiêm thuốc
Đến khoảng 10h30, bệnh viện tiến hành cấp cho bệnh nhân 2 viên thuốc uống trước và khoảng 11h thì tiêm và truyền 2 lọ thuốc Trikazim và Ciprofloxacin Kabi. Sau khi tiêm kháng sinh, bệnh nhân có dấu hiệu bị mẩn đỏ toàn thân, ngứa, khó thở, huyết áp khó đo được. Các bác sĩ xác định là sốc phản vệ và được xử lý sốc phản vệ và chuyển phòng Chăm sóc đặc biệt khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng ngừng tuần hoàn lúc 11h15.
Sau khi tiến hành các biện pháp cấp cứu nhưng không có kết quả, các bác sĩ xác định nạn nhân đã tử vong lúc 14h.
2 loại thuốc kháng sinh được chỉ định tiêm cho bệnh nhân 
2 loại thuốc kháng sinh được chỉ định tiêm cho bệnh nhân 
Theo bà Trần Thị Diên (Sn 1964), con dâu bệnh nhân, cho biết: Bố chồng tôi nhập viện vào ngày thứ 6, bác sĩ bảo thứ 7 và chủ nhật không làm việc. Đến sáng ngày thứ 2, tôi ra chăm thì bác sĩ Lý (phó khoa Chấn Thương) bảo với tôi tí nữa sẽ có thuốc. Trước khi tiêm, các bác sĩ đã tiến hành kiểm tra huyết áp và thấy bình thường. Sau khi vừa rút kim tiêm và truyền ra thì ông kêu đau và được các bác sĩ đẩy lại phòng cấp cứu của khoa Chấn thương sau đó chuyển lên khoa Hồi Sức tích cực. Sau 1 lúc cấp cứu thấy các bác sĩ đắp chăn, ra ngoài và khóa cửa lại. Lúc này, người nhà bao vây trước khoa đã đạp phá cửa xông vào và làm bể một cửa kính. Sau 30 phút, thì bệnh nhân mới có dấu hiệu thở lại (?!), người nhà gọi bác sĩ và tiến hành cấp cứu.
BàTrần Thị Diên (ngoài cùng dép trái) - người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong ngày 12/8
BàTrần Thị Diên (ngoài cùng dép trái) - người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân trong ngày 12/8
Ngay sau sự việc xảy ra, lãnh đạo bệnh viện cùng người nhà bệnh nhân và đại diện các đơn vị công an liên quan, Viện KSND TP cũng đã có mặt tại Khoa Hồi sức tích cực để tiến hành họp lấy ý kiến từ các bên liên quan.
Nội dung biên bản cuộc họp
Nội dung biên bản cuộc họp
Nội dung biên bản cuộc họp
Theo nội dung biên bản cuộc họp giữa cơ quan chức năng với người nhà bệnh nhân, Ban Giám đốc bệnh viện Đa Khoa đã kết luận bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ không phục hồi sau khi tiêm kháng sinh. Cũng trong biên bản, phía người nhà bệnh nhân đã báo cáo với với bác sĩ Đào Xuân Lý (phó khoa Chấn Thương) là nạn nhân có dị ứng với thuốc kháng sinh nhưng cũng trong biên bản, bác sĩ Lý hoàn toàn phủ nhận điều này.
Phía người nhà nạn nhân yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh nhân tử vong, nhưng chỉ khám nghiệm chứ không mổ tử thi.
Lực lượng cảnh sát được huy động đảm bảo an ninh
Lực lượng cảnh sát được huy động đảm bảo an ninh
Hiện nay, thi thể bệnh nhân đã được chuyển về nhà để tiến hành an táng. Nguyên nhân về cái chết của bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng sẽ được PV báo Dân Trí tiếp tục làm rõ và đưa tin tới bạn đọc.
                                                                                                                                      theo dantri.vn

8 thg 8, 2013

Vợ con của người quản lý chợ bị hành hung phải nhập viện

Sáng 6-8, nhóm đối tượng xông vào đánh tới tấp khiến vợ con của người quản lý chợ ở xã Cổ Đạm, H.Nghi Xuân, Hà Tĩnh bị thương phải nhập viện cấp cứu.

Mẹ con bà Hoa nhập viện sau khi bị đánh
Theo ông Hoàng Quốc Việt - người quản lý chợ Cổ Đạm cho biết, sáng 6-8, thấy một phụ nữ bày bán hàng lấn chiếm lối đi lại, liền nhắc nhở đưa đi nơi khác bán. Sau đó người này chạy ra ngoài gọi con rể (cùng ngụ xã Cổ Đạm, H.Nghi Xuân) vào đánh “dằn mặt” ông Việt. Thấy chồng bị đánh, vợ ông Việt là bà Nguyễn Thị Hoa và con trai Hoàng Văn D. lại can ngăn, nhưng cũng bị đánh tới tấp làm bà Hoa chảy máu đầu. Chưa dừng lại, Người con rể còn gọi thêm một số người khác lại cùng đánh khiến anh D. ngất xỉu tại chỗ, sau đó được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu. Riêng bà Hoa được đưa vào trạm xá khâu 6 mũi rồi chuyển bên Bệnh viện huyện Nghi Xuân điều trị cùng với anh D.
 
Sau khi gây án các đối tượng bỏ đi. Công an xã Cổ Đạm có mặt tại hiện trường, thu thập chứng cứ cũng như lấy lời khai của người bị hại cùng nhân chứng. Hiện vụ việc đang được ngành chức năng địa phương điều tra, làm rõ.
 
Hương Nhàn

26 thg 7, 2013

Hà Tĩnh : Thót tim cảnh tài xế xe buýt vừa lái xe vừa đánh... “đầu đít”

Trong khi đang lái xe, một tài xế xe buýt (ở Hà Tĩnh) đã bỏ vô lăng đánh bạc với thanh tra soát vé xe khiến cho gần 40 hành khách đang ngồi trên xe được một phen khiếp vía.

Chiếc xe buýt mang BKS 38B-004.30 chạy tuyến TP Hà Tĩnh - huyện Kỳ Anh thuộc công ty Cổ phần Vận tải Ô tô Hà Tĩnh khởi hành từ sáng ngày 25/7, trên xe có khoảng hơn 40 hành khách chủ yếu là học sinh và công nhân. 
 
Đến địa phận xã Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh- Hà Tĩnh) thì có một Thanh tra soát vé lên xe để làm nhiệm vụ soát vé. Thế nhưng, khi vừa đặt chân lên xe thì người Thanh tra này liên tục phát ngôn những lời tục tĩu với tài xế xe buýt khiến cho rất nhiều hành khách bất bình vì ứng xử thiếu văn hóa.
 
Chưa hết bất ngờ vì hành xử thiếu văn hóa của tài xế xe buýt và người Thanh tra soát vé. Hành khách lại được một phen choáng váng khi 2 người này tiếp tục có hành vi đánh “đầu đít” (cộng số seri trên tờ tiến để tính điểm). 
 
Lái xe buýt vừa lái xe vừa chơi "đầu đít"
 
Tài xế buông vô lăng rút trong túi 2 ra tờ tiền mệnh giá thấp sau đó vo tròn lại đưa cho người thanh tra soát vé. Mức cuộc mỗi lần cho người thắng là 50 nghìn đồng.
 
Tài xế xe buýt vừa lái vừa “nặn” số tiền seri của mình. Cuối cùng người thanh tra soát vé thua cuộc nhưng không chịu trả tiền, khiến cho người tài xế xe buýt tiếp tục có những lời nói tục tĩu vì không chịu trả tiền cho mình.
 
Tất cả những hành khách trên xe đều tỏ rất bất bình, phẫn nộ vì  tính mạng của tất cả mọi người trên xe được vị tài xế và người thanh tra không xem trọng. 
 
Được biết ngoài những hành vi cư xử thiếu văn hóa, đánh bạc thì rất nhiều người còn tố cáo các tài xế xe buýt thường phóng nhanh, vượt ẩu. 
 
Hà Vũ - Hữu Thung (Tầm nhìn

23 thg 7, 2013

Nước mắt ngày trở về…

Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng LĐ-TB&XH huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có gần 4.000 lao động nữ đang làm việc tại nước ngoài (chiếm gần 50% tổng số lao động đi xuất khẩu). Xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã giúp nhiều gia đình vươn lên, thoát khỏi đói nghèo nhưng trở về sau những chuyến xuất ngoại, có không ít trường hợp rơi vào cảnh vô cùng bi đát...

Nửa đường đứt gánh
 
Trong số những chị em đi XKLĐ trở về có hoàn cảnh éo le hơn cả là chị L. ở xã Cổ Đạm. Có nhan sắc hơn người, lại có năng khiếu ca hát nhưng cuộc đời chị hết sức long đong, lận đận. Chị đi giúp việc ở Đài Loan được 8 năm, những tưởng đã kiếm được chút vốn dắt lưng để làm ăn. Ai ngờ khi trở về, phát hiện ra anh chồng ở nhà không những không chí thú làm ăn mà còn bồ bịch lăng nhăng. Bao nhiêu của nả chị nhọc nhằn kiếm được ở đất khách quê người đều tiêu tan theo những cuộc vui của chồng.
 

 
Đường về Cương Gián (Nghi Xuân) - một trong những xã có số người XKLĐ nhiều nhất tỉnh
 
Trở về cố hương với 2 bàn tay trắng, chị L. lại nghĩ cách vay tiền để chồng đi XKLĐ, mong sao anh thay đổi tính nết. Các khoản vay ngày một lớn dần nhưng mãi chồng chị vẫn không đi XKLĐ được. Trong lúc khó khăn nhất, không những không chung tay chia sẻ, ông chồng còn viết đơn ly hôn.
 
Gạt nước mắt lăn dài trên má, chị kể: “Tôi bỏ qua lòng tự trọng và cố gắng níu kéo, mong gìn giữ hạnh phúc gia đình vì con cái nhưng càng cố hàn gắn bao nhiêu thì anh ấy lại đẩy ra chừng đó, thậm chí có những lần cố kéo chồng trở về, tôi còn bị anh ấy đánh đập tàn nhẫn”.
 
Bây giờ, chị L. đã ly hôn với người chồng phụ bạc nhưng căn nhà chung của 2 vợ chồng, trong đó đóng góp của chị L. là đa phần thì người chồng đang sở hữu. Tòa án phân chia người chồng bồi thường cho chị 300 triệu đồng nhưng đến nay vẫn đang “nằm trên giấy”.
 
Suốt quá trình tìm hiểu về những hoàn cảnh éo le sau khi xuất ngoại trở về, chúng tôi gặp và ấn tượng sâu sắc với cảnh đời của chị H. ở xã Xuân Liên. Trở về sau chuyến xuất ngoại Ả Rập, chị H. đau lòng chứng kiến cảnh anh P. (chồng chị) cặp bồ với người phụ nữ cùng xóm (có chồng đi XKLĐ). Nếu sự việc chỉ dừng lại ở chuyện “phút giây ngoài chồng, ngoài vợ” thì đã không có chuyện để bàn. Đằng này, cặp tình nhân càng ngày càng trơ trẽn, lộ liễu. Và điều gì đến cũng phải đến, đôi vợ chồng nọ hiện đã ly hôn, còn vợ chồng chị cũng đang chờ ngày ra tòa. Mẹ con chị dắt nhau về bà ngoại sống, còn cái nhà to tướng thì để cho đôi tình nhân kia ở! “Đổi đời, giàu có mà làm gì khi trở về gia đình tan nát” – người hàng xóm của chị H. đứng bên cạnh tôi thốt lên.
 
Chị Dương Thị Đào - Chủ tịch Hội LHPN xã Cổ Đạm cho hay: “Hầu hết chị em sau khi ly hôn đều ra đi tay trắng. Đất đai, nhà cửa đều do chồng nắm giữ. Như trường hợp chị N., chồng vin vào cớ là nhà của bố mẹ chồng cho nên chị N. không được chia tài sản khi ra tòa”.
 
Chị Đào còn cho biết thêm, hiện nay, xã Cổ Đạm có 480 chị em đi XKLĐ (chiếm khoảng 25% tổng số trường hợp đi XKLĐ của toàn xã), chủ yếu là sang các nước Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. Trong đó, có 5 trường hợp đi XKLĐ trở về thì ly hôn, 6 trường hợp gia đình trục trặc, thường xuyên bất hòa.
 
Con cái hư hỏng
 
Phải nói rằng, từ khi có XKLĐ, đời sống người dân nơi đây được nâng lên đáng kể, nhiều gia đình đã thoát cảnh nghèo đói, nhưng hệ lụy sau những chuyến xuất ngoại vẫn là điều khiến người ta phải trăn trở. Các gia đình có vợ, mẹ đi XKLĐ thường có nguy cơ tan vỡ gia đình cao hơn, con cái thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người mẹ cũng dễ hư hỏng hơn. Như trường hợp em H. (20 tuổi) ở xã Cương Gián.
 
Không có phụ huynh kèm cặp, nhiều con em người đi XKLĐ rất dễ sa ngã. Ảnh chỉ mang tính minh họa
 
Mẹ H. đi XKLĐ ở Đài Loan thường xuyên gửi tiền về cho H. Không có mẹ kèm cặp, bố lại bỏ bê, sẵn có tiền từ nước ngoài gửi về, H. sa vào lối sống trụy lạc, ăn chơi lêu lổng. Chiếc xe máy của H. không biết bao lần vào ra tiệm cầm đồ ở trong xã. Cứ thiếu tiền là H. lại đưa xe máy đi cầm rồi mẹ H. lại gửi tiền về cho người nhà đến chuộc. Lâu dần, mẹ H. cũng không thể trả nổi các khoản nợ nần của cậu ấm quý tử. Cũng may, H. sớm nhận thức được hành động của mình trước khi xảy ra hậu quả khôn lường.
 
Còn ông K. ở xóm Nam Mới, xã Cương Gián tâm sự với chúng tôi: “Xóm ni có mấy chục cô vợ trẻ đi XKLĐ. Các ông chồng trước khi cho vợ đi XKLĐ cũng một thời ra khơi vào lộng nhiều ngày tung hoành trên biển, chí thú làm ăn. Nhưng từ khi có tiền “đô” từ ngoại quốc gửi về, cuộc sống nhàn nhã hơn, không phải lo làm ăn thì nhiều ông sinh ra rượu chè, bồ bịch, con cái phá phách, hư hỏng”.
 
Chia tay ông K. khi nắng chiều đang phai dần sau triền đồi, vị chát của bát nước chè xanh mà ông mời vẫn còn đọng lại trong mỗi chúng tôi. Nhưng đắng lòng hơn cả vẫn là nước mắt mặn chát của những người vợ, người mẹ trở về sau những chuyến xuất ngoại. Họ ra đi những mong tìm lối thoát cho cuộc sống nghèo đói nhưng lại trở về với bế tắc, đổ vỡ trong cuộc sống gia đình. Để những chuyến xuất ngoại trở về không còn nước mắt thì cần sự chung tay của các cấp, ngành, đặc biệt là vai trò của Hội LHPN.

 
Theo Phan Trâm - Thúy Ngọc (Hà Tĩnh Online)

10 thg 6, 2013

Đi NƠM cá tại Xuân Viên - Nghi Xuân Hà Tĩnh

Hàng ngàn người dân huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) với nơm, vó, lưới trong tay, kéo nhau xuống đầm Vực để đánh bắt cá tại lễ hội đánh cá Đồng Hoa.
Trước giờ “xuất kích”
Trước giờ “xuất kích”.
Rạng sáng 8/6, hàng nghìn người dân huyện Nghi Xuân mang theo vó, lưới, rầm rập xuống đầm Vực (xã Xuân Viên) đánh bắt cá, bất chấp cái nắng như đổ lửa, khai hội đánh cá Đồng Hoa.
Nhiều cụ cao niên trong làng kể lại, lễ hội truyền thống này được tổ chức hàng trăm năm trước. “Sau một năm lo lắng làm ăn, thu hoạch mùa màng, ngày 8/6 hàng năm, người dân xã Xuân Viên lại cùng nhau kéo về đầm Vực để tổ chức lễ hội”, một người dân bản địa cho biết.
Đầm Vực nằm dưới chân dãy núi Hồng Lĩnh hùng vĩ, non nước hữu tình, có chiều dài hơn 1km với diện tích khoảng 30ha mặt nước bắt nguồn từ dãy núi Hồng. 
Theo quan niệm của người dân xã Xuân Viên, đầm Vực là nơi thiêng liêng. Dù cá tôm sinh sôi nảy nở nhưng người dân nhất mực không ai dám xuống đầm để đánh cá vào những ngày thường.
Đây là một lễ hội mang đậm bản sắc dân gian độc đáo, không những nâng cao tình đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư mà còn mang tư tưởng khuyến nông khuyến ngư trong phát triển nông nghiệp nông thôn.
Hàng nghìn người chen nhau xuống đồng bắt cá.
Bất chấp cái nắng và gió lào bỏng rát như đổ lửa.
Chiến lợi phẩm thu được sau buổi sáng bì bõm lội nước.
Minh Thùy

6 thg 6, 2013

Hà Tĩnh: “Phố đèn đỏ” ở Xuân Thành

Xuân Thành - bãi biển đẹp mộng mơ thuộc địa phận xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Từ lâu, biển nơi đây đã trở thành khu du lịch, giải trí khá nổi tiếng trong nước...

Tuy nhiên, Xuân Thành vẫn được biết  biết như là khu “đèn đỏ”không phép mà các cơ quan chức năng vẫn loay hoay không biết xử lý thế nào… 
 
“Biển một bên và em một bên”
 
Khách du lịch từ khắp nơi đổ về mảnh đất miền Trung đầy nắng gió này nếu không đến được biển Xuân Thành thì chưa thể nói đó là chuyến du lịch mỹ mãn và vẫn còn thiêu thiếu một điều gì đó. So với Cửa Lò (Nghệ An), Xuân Thành còn thua kém về cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà nghỉ, khách sạn, dịch vụ ăn uống. Bù lại, Xuân Thành có vẻ đẹp hoang sơ tiềm ẩn của một bãi biển tự nhiên mà con người chưa khám phá hết. Cả cái thú vị, lôi cuốn của sự bồng bềnh, huyền ảo, kỳ thú  sau những đợt dào dạt sóng biển lẫn sóng tình, Xuân Thành vẫn hút khách những ngày hè rực nắng. Song  hành với sự nổi tiếng đó, Xuân Thành  còn có  một  sự “nổi tiếng” khác mà giới ăn chơi vẫn thường  rỉ tai nhau hai từ: sung sướng. Mặc dù không ai nói ra, nhưng khi nhắc đến biển Xuân Thành, người ta đã nghĩ đến khu du lịch “đèn đỏ” hút khách này. 
 
Một góc khu du lịch Xuân Thành
 
Khi dân chơi đã “no xôi chán chè” những cô gái thị thành mặt hoa da phấn, thì lại thích những bông hoa rừng xuống phố, vì nó đem lại những cảm giác mới mẻ là lạ theo kiểu “cũ người mới ta”. Mỗi chiều, mỗi sáng, mỗi tối, thấp thoáng trên những bãi cát dài lộng gió, trước cửa các hàng quán là những bóng hồng lả lướt gọi mời. Cánh đàn ông tới đây từ già đến trẻ đều được các cô gọi chung bằng từ anh hết sức ngọt ngào. Hầu hết các em là những cô gái trẻ, đẹp, có hoàn cảnh khó khăn, ít học hành nhưng lại muốn  ăn ngon, mặc đẹp đến từ những huyện miền núi  Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tất nhiên cũng có nhiều em do hoàn cảnh đưa đẩy mà rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người. Từ bản làng xa xôi tận miền núi phía tây Nghệ An, Hà Tĩnh như Quế Phong, Quỳ Hợp, Tương  Dương, Hương  Sơn… các bông hoa rừng rủ nhau về phố biển hy vọng đổi đời ...  
 
Không biết tự bao giờ, khu du lịch nơi đây trở thành địa điểm mua bán sự sung sướng. Khách hàng từ Cửa Lò, Vinh sang, các địa phương khác ghé tới, thôi thì đủ mặt anh tài. Từ đại gia đến đây tìm  đặt hàng mua  cái “ngàn vàng" để "xả xui" giúp cho làm ăn phát đạt, đến cánh mày râu khác  "xả strees"  hay "đổi gió". Từ anh xích lô xe ôm mới “ trúng mánh” vài trăm ngàn, hay bác nông dân vừa thu hoạch mùa vàng bỗng “chán cơm thèm phở”. Thậm chí, đến đây chúng ta còn bắt gặp cả những khách chơi mặt còn "búng ra sữa" vốn tò mò, muốn tìm đến các chị thử cho biết cái “mùi đời” lần đầu tiên. 
 
Có cầu ắt có cung, gái bán dâm ở Xuân Thành mùa nào cũng có. Quả thật, chúng tôi chỉ luợn một vòng quanh con đuờng nhựa trải dài theo bờ biển đã thấy cơ man nào là quán hướng mặt tiền ra biển có kiến trúc từa tựa như nhau với những cái tên rất gợi cảm để thu hút khách. Thi thoảng các “nàng Kiều”  ăn mặc hở hang lại đưa tay vẫy vào quán. Các quán đều được bố trí theo kiểu “khép kín” với 2 vòng liên hoàn nhau. Vòng ngoài là nơi phục vụ khách ăn uống. Vòng trong là những dãy phòng cấp 4 san sát diện tích khoảng 5 đến 6m2, chật chội ẩm thấp, mỗi quán thuờng có khoảng 5-10 phòng khép kín, chuẩn bị sẵn sàng để khách “nghỉ ngơi thư giãn”. Mỗi quán “chăn” khoảng từ 1- 2 nhân viên,  thậm chí còn nhiều hơn,  khi khách có nhu cầu là có thể phục vụ từ A đến Z. 
 
Qua anh bạn dẫn đường, chúng tôi dừng xe tại một nhà nghỉ có tên TT. Thấy khách, bà chủ tuổi trạc bốn muơi chạy ra đon đả: vào đây chú, hàng mới cả đấy, nếu không ưng, chị điều quán khác sang, tha hồ mà chọn. Chỉ tay vào một cô gái nhỏ đang nhí nhoáy nhắn tin bằng điện thoại, chị ta giới thiệu: đây là em N (sinh năm 1995) quê ở Quỳ Hợp, còn đây là em H cùng quê. Hai em này là hoa rừng mới xuống biển, chú có thích, chị bảo em nó “chiều”. Các chú gặp may đấy, hôm nay hàng nhiều chứ mấy hôm trước các em về làm mùa không chọn được hàng đẹp đâu! Phải công nhận N đẹp thật, em có dáng người cân đối, dong dỏng cao, đôi mắt bồ câu tròn ngơ ngác, khuôn ngực căng tròn nóng bỏng lồ lộ phập phồng nơi chiếc áo thiếu vải có lẽ đã làm cháy mắt bao gã đàn ông si tình… Tôi hỏi thế giá cả bao nhiêu, một trăm rưỡi thôi, chị nói. 
 
Đến đây thì chúng tôi tìm cách đánh bài chuồn, để có lý do rút lui chính đáng, tôi bèn dùng tay bấm điện thoại 1 sang điện thoại 2 trong túi quần. Chuông điện thoại đổ vang, tôi rút máy ra cất giọng: “A lô, bà xã à?. Sao thế em, có việc gì à? Ừ, ừ, anh sẽ về ngay”. Quay qua bà chủ tôi ra vẻ nuối tiếc: “khổ thật sư tử nhà lại gọi về rồi, hẹn chị hôm khác nha”. Bà chủ vui vẻ cho chúng tôi số điện thoại và dặn khi nào đến Xuân Thành nhớ ghé đến quán chị . 
 
Cơ quan chức năng nói gì?
 
Đem vấn đề này trao đổi với một lãnh đạo phòng văn hoá thông tin huyện Nghi  Xuân được biết: “Về khu du lịch Xuân Thành, phòng văn hoá chỉ quản lý các hoạt động xã hội của các quán, ky-ốt, nhưng có cái khó là các quán ở đây thay đổi nhân viên xoành xoạch nên chúng tôi không  thể nắm rõ mỗi quán có bao nhiêu nhân viên, người lao động. Việc triệt phá các hoạt động mại dâm là nhiệm vụ của bên Công an, chúng tôi chỉ có nhiệm vụ  phối hợp cùng các ngành kiểm tra định kỳ thôi”.  Còn ông Phan Văn Đán, Đại tá, Trưởng Công an huyện Nghi Xuân thì khẳng định: “Những năm qua, lực lượng Công an chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra triệt phá những ổ nhóm mại dâm hoạt động trắng trợn ở Xuân Thành. Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức truy quét nhằm phát hiện và đẩy đuổi số gái mại dâm ra khỏi địa bàn”.
 
                                                                                                                            Kế Hùng Congly

17 thg 5, 2013

Chủ tịch xã đầu thú 'trục lợi hồ sơ đất của dân nghèo'

TP - Sau hơn một tuần lấy lý do đi viện chữa bệnh, ngày 17/5, Chủ tịch UBND xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) Cao Viết Đức ra trình diện công an huyện Nghi Xuân và bị bắt tạm giam tại đây.
Chủ tịch xã Xuân Viên Đào Việt Đức
Chủ tịch xã Xuân Viên Đào Việt Đức.
Sau loạt bài điều tra “Trục lợi hồ sơ đất của dân nghèo” của PV Tiền Phong, ngày 7/5, Công an huyện Nghi Xuân tiến hành khám xét, bắt giam 3 tháng đối với Chủ tịch UBND xã Xuân Viên Cao Viết Đức và Trần Xuân Ngân, cán bộ địa chính xã về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”. Khi các điều tra viên ập vào trụ sở làm việc và nhà riêng, ông Đức vắng mặt. Người thân cho biết ông này đang đi chữa bệnh tại Hà Nội.
Ngày 16/5, ông Cao Viết Đức đến Công an huyện Nghi Xuân trình diện và bị các điều tra viên bắt tại đây. Bị can được đưa lên xe đưa về trụ sở UBND xã Xuân Viên để các điều tra viên khám xét phòng làm việc. Dù cố tỏ ra bình thản nhưng bị can Đức vẫn né tránh ống kính của PV, nhiều người dân tập trung bên ngoài trụ sở theo dõi việc khám xét. Gần một giờ sau, bị can Cao Viết Đức được đưa về Công an huyện để tiếp tục lấy lời khai.
Được biết, ngoài một số cán bộ xã như bí thư, phó chủ tịch xã Xuân Viên, hai cán bộ khác ở cấp huyện cũng đang bị CQĐT xem xét trách nhiệm liên quan. Đó là nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện và nguyên Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hiền Lương (ông Nguyễn Hiền Lương hiện là Phó giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh - PV). Trong thời gian ông Nguyễn Hiền Lương làm Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân đã để xảy ra bê bối đất đai tại nhiều xã. 
 Minh Thùy - Tuấn Anh (Tien phong)

Phóng sự: Những người con xa xứ

"Những người con xa xứ" - Là loạt phóng sự thực tế của báo Tuổi Trẻ được ghi hình tại Hàn Quốc. Phim dài 30 tập, là hình ảnh sống động, những con người chân thật gần gũi nhất về những cuộc hôn nhân và chuyện xa xứ mưu sinh với biết bao cảm xúc buồn vui và có cả những niềm tự hào của người Việt Nam trên đất Hàn.



Cương Gián Lật thuyền, vợ chồng chết đuối

Chiều 16-5, hai vợ chồng anh Lê Văn Dung (43 tuổi) và chị Dương Thị Loan (42 tuổi) đánh cá trên khúc sông Mỹ Dương (tại thôn Nam Sơn, xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) thì bị lật thuyền. Cả hai vợ chồng đã bị chết đuối, để lại 5 người con không nơi nương tựa
Theo lời kể của gia đình nạn nhân, khi hai vợ chồng đi đánh cá trên sông Mỹ Dương được khoảng một tiếng thì bị lật thuyền.
Chị Loan bị ngã xuống sông, anh Dung nhảy xuống cứu nhưng bị chị Loan ôm chặt, hai vợ chồng cùng bị đuối nước.
Vợ chồng anh Dung mất bỏ lại 5 người con. Người con gái đầu đã đi lấy chồng, các cháu còn lại đều đang ở độ tuổi ăn học nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên các cháu đều phải bỏ học giữa chừng.
Cháu nhỏ nhất là Lê Văn Đạt, học lớp 2.
Hai vợ chồng quần quật làm ruộng và đánh cá ven sông để kiếm sống và nuôi 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn.
Tối 16-5, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Cương Gián đã đến động viên an ủi gia đình nạn nhân, đồng thời hỗ trợ 3 triệu đồng để mai táng cho hai  nạn nhân.

16 thg 5, 2013

Bơ vơ 4,5 vạn người Việt tại Angola: Sống trong sợ hãi!

Angola là một thị trường XKLĐ tiềm năng lớn. Thu nhập trung bình của người lao động (NLĐ) từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng trở lên. Hiện có hơn 4,5 vạn lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia châu Phi này. Điều lạ là trong khi lao động vẫn ồ ạt sang Angola làm việc thì Bộ LĐ-TB&XH lại khẳng định chưa cấp phép. Loạt bài dài kỳ trên báo Tiền Phong đã phần nào hé lộ nỗi lo sợ của người lao động Việt Nam trên đất Angola.
Khổ vì phải đi chui
Theo thống kê của Cục Xuất nhập cảnh và Người nước ngoài (Angola), hiện có hơn 45.000 người Việt Nam đang cư trú và làm việc tại Angola. Đây là thị trường lao động phong phú, NLĐ chủ yếu làm các nghề giản đơn (như photocopy, xử lý ảnh, sửa chữa ô tô...), nhưng cho thu nhập 1.000-1.500 USD/tháng. Bắt đầu từ năm 2009, nhiều lao động xây dựng Việt Nam đã được đưa sang Angola làm việc theo hình thức tự phát (tiểu ngạch). Tại thời điểm đó, có những ngày, hàng trăm NLĐ Việt Nam đặt chân đến Angola theo thị thực lao động. Tuy nhiên, trong số này, vẫn có một số người vì muốn sang Angola nhanh nên đã xin thị thực bình thường (thị thực du lịch).
Như vết dầu loang, ở nhiều vùng quê nghèo ở hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, số thanh niên đăng ký đi Angola ngày một gia tăng. Nhà ít cũng phải có từ 1-2 người; nhà nhiều có từ 3-4 người tham gia. Thậm chí, tại Hà Tĩnh, bắt đầu xuất hiện nhiều khái niệm “làng Angola”, “xóm Angola” vì mọc lên nhiều căn biệt thự bạc tỷ từ nguồn tiền Angola gửi về.
 
Một cửa hàng điện tử người Việt (ảnh trên) và ông chủ trẻ Nguyễn Lương Huy Hoàng (ảnh bên) tại Angola .
 
Giám đốc một Cty chuyên lo thị thực đi Angola (tại Hà Nội) cho biết, chi phí để NLĐ sang Angola làm việc từ 6.000 đến 7.000 USD/người. Phần lớn lao động đi Angola là thanh niên (tuổi từ 18 đến 35).
Ông T.T (xin được giấu tên), giám đốc một Cty chuyên làm thủ tục cho NLĐ sang Angola cho PV Tiền Phong biết, vì Bộ LĐ-TB&XH chưa cấp phép nên việc đưa NLĐ sang Angola (dưới con mắt của lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH) vẫn là “bất hợp pháp”. Theo ông T.T, thực tế, có nhiều Cty của Angola và Việt Nam muốn đưa lao động (Việt Nam) sang làm việc tại nước này, nhưng chưa có đơn vị nào được Bộ LĐ-TB&XH cấp phép. Do đó, họ phải sử dụng môi giới để đưa lao động sang Angola.
Bộ chủ quản đứng ngoài
Nhiều lao động cho biết, khi tới Angola, các Cty xin giấy phép lao động chỉ chịu trách nhiệm đón NLĐ ra khỏi sân bay Quốc tế Luanda (Angola).
Việc gia hạn thị thực sau 365 ngày sẽ được Cty xin giấy phép lao động đứng ra thu xếp thông qua người môi giới với mức phí từ 1.000-2.000 USD/lần. Tuy
nhiên, có nhiều trường hợp NLĐ không biết được Cty xin giấy phép lao động cho mình có tồn tại hay không và địa chỉ ở đâu nên đành chấp nhận thông qua dịch vụ với chi phí rất đắt đỏ.
Hiện, việc làm của hơn 4,5 vạn NLĐ Việt Nam tại Angola đang bị đe dọa vì bị cho là làm việc chui. Trong khi đó, Bộ LĐTB&XH vẫn đang đứng ngoài cuộc. Chính vì bị thả nổi, không được quan tâm đúng mức, nên gần đây đã xảy ra nhiều sự cố đau lòng liên quan đến NLĐ Việt Nam tại Angola.
Dư luận thắc mắc, tại sao một thị trường tốt, cho thu nhập cao như Angola, NLĐ đã đi làm việc hàng chục năm nay, nhưng Bộ LĐ-TB&XH lại không cấp phép cho bất cứ một Cty nào tham gia. Ông Nguyễn Kiếm, nguyên Chánh văn phòng Bộ KH&ĐT cho biết, vấn đề đáng bàn là NLĐ tuy đi bằng con đường tiểu ngạch, nhưng họ phải làm hộ chiếu, phải có hồ sơ pháp lý, phải có thị thực...
Chẳng lẽ khi NLĐ làm các công đoạn đó lại có thể qua mặt được tất cả các cơ quan chức năng. Buồn hơn, khi xảy ra sự cố, thay vì bảo vệ NLĐ, lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH lại lên tiếng nói rằng “chưa bao giờ cấp phép cho họ” hoặc “giữa hai quốc gia chưa có ký kết hợp tác lao động”.
(Theo Tiền Phong)

10 thg 5, 2013

Bắt giữ cựu chủ tịch xã trục lợi bán đất sai quy định

Sáng ngày 7/5 cơ quan điều tra Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tiến hành lệnh bắt giữ đối với cựu chủ tịch UBND xã Xuân Viên, cán bộ địa chính và kế toán của xã này về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ".

Cơ quan Công an huyện Nghi Xuân đã thực hiện lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Cao Viết Đức - cựu chủ tịch UBND xã Xuân Viên; ông Trần Xuân Ngân - nguyên là cán bộ địa chính xã; Khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Phan Thị Sáu - nguyên là cán bộ kế toán xã. Cơ quan điều tra cũng đã thực hiện lệnh khám xét phòng làm việc đối với các bị can trên. Niêm phong các giấy tờ liên quan để phục vụ công tác điều tra vụ án.
 
Trước đó, ngày 2/5 Công an huyện Nghi Xuân đã khởi tố vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ” đối với ông Đức, ông Ngân và bà Sáu. Cụ thể, từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2013 ba người này đã thông đồng bán 83 lô đất (hơn 6.000 m2) cho người thân quen, không thuộc diện được cấp đất; thu tiền đất 83 lô này vượt quá giá quy định của UBND tỉnh Hà Tĩnh; làm thất thoát 2,5 tỉ đồng trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
 
Bắt giữ cựu chủ tịch xã trục lợi bán đất sai quy định
Ông Trần Xuân Ngân, nguyên là cán bộ địa chính xã Xuân Viên tại cơ quan điều tra. 
Ngày 4/5 huyện ủy, UBND huyện Nghi Xuân đã đình chỉ công tác Đảng, cách chức chủ tịch UBND xã đối với ông Đức và cách chức công chức địa chính đối với ông Ngân.
Trao đổi với PV Dân trí, Đại tá Phan Văn Đán - Trưởng Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện lệnh bắt giữ đối với cán bộ xã Xuân Viên về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ". Cụ thể là bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Cao Viết Đức, cựu chủ tịch xã Xuân Viên và ông Trần Xuân Ngân, nguyên cán bộ địa chính xã này; khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Phan Thị Sáu, nguyên là cán bộ kế toán của xã. Hiện tại, ông Đức đang đi vắng khỏi địa phương. Đến sáng mai, nếu ông Đức không ra tự thú, chúng tôi sẽ cho phát lệnh truy nã”
   Theo Dân trí

3 thg 4, 2013

Cổ Đạm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo


Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh sách 311 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015 thuộc 22 tỉnh: Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...
Ảnh minh họa

Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh có 7 xã; tỉnh Ninh Bình 6 xã; tỉnh Thanh Hóa có 37 xã; tỉnh Hà Tĩnh có 32 xã;...

311 xã trên được ưu tiên hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu theo quy định tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.

Cơ chế quản lý, nội dung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo cũng được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện và sử dụng có hiệu quả việc hỗ trợ đầu tư cho xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo đúng quy định hiện hành.
UBND các tỉnh có xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chỉ đạo việc lập kế hoạch, phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư đúng mục đích, đối tượng, nội dung hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg, sẽ tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.
Cụ thể, sẽ hoàn thiện đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; hoàn thiện hệ thống các công trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; đầu tư chuẩn hóa trạm y tế xã; đầu tư bờ bao chống triều cường, kè, công trình thủy lợi, trạm bơm cấp nước biển cho nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối; hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về văn hóa, thể thao, bảo đảm chuẩn hóa về giáo dục.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện các nhiệm vụ trên là 11.080 tỷ đồng.
 Quyết định số 1489/QĐ-TTg đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định.

20 thg 3, 2013

Trục lợi hồ sơ đất dân nghèo: Vì sao chưa khởi tố?

Sau khi Tiền Phong phanh phui những tiêu cực đất đai tại xã Xuân Viên, Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vào cuộc điều tra. Nhiều sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo xã Xuân Viên trong việc cấp đất, thu và chi sai nguyên tắc hàng tỷ đồng được làm rõ. Tuy nhiên sự việc đến nay vẫn “án binh bất động”.
Ngôi biệt thự lung linh giữa làng quê của một lãnh đạo xã Xuân Viên
Ngôi biệt thự lung linh giữa làng quê của một lãnh đạo xã Xuân Viên .
Phóng tay “biếu” đất...
Theo tài liệu PV Tiền Phong, trong năm 2010, xã Xuân Viên, xét giao đất cho 82 hộ với diện tích hơn 22 nghìn m2. Qua điều tra, UBND xã Xuân Viên cấp sai cho 24 hộ với diện tích trên 6 nghìn m2. Những hộ được cấp sai chủ yếu là bạn bè, đồng nghiệp và người thân của Chủ tịch UBND xã Xuân Viên Cao Viết Đức, Bí thư Đảng ủy Phan Mạnh Quyền và kế toán, địa chính xã.
Không chỉ ưu tiên “biếu” đất cho bạn bè, người thân, lãnh đạo xã Xuân Viên còn tự đặt ra nhiều kiểu tận thu khác đối với những hộ dân nghèo trong xã khi được cấp đất. Cụ thể thu của 63 hộ dân số tiền 852 triệu đồng, thông báo sai giá đất của 22 hộ tuyến 2 với gần 500 triệu đồng.
Theo tài liệu của Cơ quan điều tra, dù biết chênh lệch số tiền trên nhưng Chủ tịch UBND xã Xuân Viên chỉ đạo không được trả lại tiền cho người dân mà nhờ các hộ dân tự nguyện viết giấy đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự việc bị phanh phui, nhiều người làm đơn đề nghị UBND xã trả lại tiền.
Kết luận của giám định viên Sở Tài chính Hà Tĩnh, UBND xã Xuân Viên thu sai nguyên tắc gây thiệt hại cho nhân dân trong 2 năm 2010 và 2012 là gần 2,5 tỷ đồng. Số tiền này đã chi sai nguyên tắc, không đúng mục đích. Trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch UBND xã Xuân Viên Cao Viết Đức và Kế toán ngân sách xã Phan Thị Ngân.
Vì sao chưa khởi tố?
Sau loạt bài điều tra của Tiền Phong, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra và xử lý. Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề nghị huyện Nghi Xuân báo cáo đầy đủ sự việc và hướng giải quyết trước ngày 20/3.
Bà Trần Thị Lệ ở thôn 1, xã Xuân Viên bật khóc khi kể lại việc bị cán bộ xã Xuân Viên (huyện Nghi Xuân) lừa mượn sổ đỏ để đứng tên mua đất cho người khác
Bà Trần Thị Lệ ở thôn 1, xã Xuân Viên bật khóc khi kể lại việc bị cán bộ xã Xuân Viên (huyện Nghi Xuân) lừa mượn sổ đỏ để đứng tên mua đất cho người khác .
Gần bảy tháng điều tra, căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập được, Công an huyện Nghi Xuân đề nghị khởi tố vụ án về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, khởi tố bị can đối với Chủ tịch UBND xã Xuân Viên Cao Viết Đức, Bí thư Đảng ủy Phan Mạnh Quyền và cán bộ địa chính Trần Xuân Ngân.
Để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng này có trách nhiệm của Phó Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch HĐND xã và các thành viên trong hội đồng tư vấn.
Ngoài ra, chịu trách nhiệm về vụ việc này còn có nguyên Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, Nguyễn Hiền Lương (ông Lương hiện là Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh - PV) và nguyên trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện.
Tại cuộc họp mới đây giữa Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân để đưa ra kết luận cuối cùng, bất ngờ đề nghị của Công an bị Viện Kiểm sát bác bỏ.
Phía Viện Kiểm sát cho rằng, việc xét cấp đất của lãnh đạo xã Xuân Viên chưa xác định được thiệt hại vật chất nên chưa đủ căn cứ xác định về trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân liên quan (?).
Còn về việc lãnh đạo xã Xuân Viên thu thêm tiền của những hộ dân nghèo được cấp đất, phía Viện Kiểm sát nhận định rằng, giám định kết luận tài chính không rõ về thiệt hại. Do đó chưa đủ căn cứ xác định trách nhiệm hình sự.
Trong khi đó, Giám định viên tài chính thuộc Sở Tài chính Hà Tĩnh đã nêu rất rõ về số tiền sai phạm cụ thể của UBND xã Xuân Viên qua báo cáo cụ thể của Công an huyện Nghi Xuân.
Do không đồng thuận với quan điểm của Viện Kiểm sát, Công an huyện Nghi Xuân báo cáo sự việc lên Công an tỉnh Hà Tĩnh
 (theo tienphong.vn)

14 thg 3, 2013

Khi 'quan' xã thoái hóa

TP - Nghe chuyện sai phạm của cán bộ cấp xã ở một số nơi tại Nghệ An mà giật mình. Lẽ nào các vị quan xã nơi đây lại đăng tâm ăn chặn tiền trợ cấp của cả những người cùng cực trong xã hội.
Họ ăn “bẩn” đến nỗi không tha cả người điên lẫn người tàn tật. Họ vô đạo đức đến nỗi khai tử người đang sống để hưởng lợi. Họ “ăn” tất tần tật những gì có thể “ăn” được, từ nâng khống tuổi của mẹ đẻ, mẹ vợ cho đủ 85 tuổi để nhận trợ cấp cho đến giả mạo chữ ký của thân nhân liệt sỹ để lấy tiền bỏ túi. Họ “ăn” của cả người sống, người bị thương lẫn người đã chết.
Điều đáng lo, những chuyện nhức nhối tương tự như trên đâu chỉ có ở riêng Nghệ An mà còn có ở không ít địa phương khác. Báo chí đã nhiều lần phanh phui, các “quan” xã thoái hóa, biến chất này từng ăn chặn cả tiền cứu đói, cứu trợ bão lụt, thậm chí là cả tiền ăn Tết của Chính phủ cho người nghèo.
Như vậy đâu chỉ có cán bộ quyền cao, chức trọng tham nhũng, lãng phí gây thiệt hại trăm tỉ, ngàn tỉ mới gây bức xúc trong dư luận, mà một số vị “quan” nhỏ cấp xã thoái hóa, biến chất cũng gây hậu họa không hề nhỏ.
Cái hại ở đây chính là, họ đại diện cho chính quyền cấp cơ sở gần dân nhất, song lại tìm mọi cách “ăn” của dân đủ thứ, thay vì chăm lo cho dân theo đúng bổn phận của họ. Hình ảnh những ông “quan” xã này sẽ vô cùng xấu trong mắt người dân, làm xói mòn lòng tin yêu nơi dân.
Nhà nước, chính quyền của chúng ta là do dân, vì dân như Bác Hồ từng căn dặn. Chất lượng của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, cấp phường xã sẽ phản ánh phần lớn chất lượng của hệ thống công quyền phục vụ dân.
Do vậy, để lấy lại lòng tin yêu của dân, không có cách nào khác phải bắt đầu từ chính cấp cơ sở, bắt đầu từ phẩm chất, đạo đức của đội ngũ cán bộ xã, phường.
Khi “quan” xã thoái hóa, biến chất không còn là chuyện hiếm, không chỉ có ở một địa phương, cái hại cho dân cho nước không còn là chuyện nhỏ.
theo Việt Hùng Tienphong.vn

Điện lực TP Hà Tĩnh cố tình thu tiền trái quy định?

Thay vì ghi đúng chỉ số báo trên công tơ điện, thì phía nhân viên Cty điện lực TP Hà Tĩnh lại ghi cao hơn. Để rồi thu tiền trái với quy định, khiến người dân khó hiểu và bức xúc.

Nhận được phản ánh của các hộ dân sử dụng điện tại địa bàn phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh chúng tôi đã trực tiếp xuống và ghi nhận toàn bộ sự việc.

Theo đó, trong tháng 2 vừa qua, trong khi tiến hành ghi chỉ số công tơ điện thay vì việc ghi đúng chỉ số báo trên công tơ điện thì phía nhân viên điện lực trực tiếp đi ghi số điện lại nâng khống thêm số Kwh cho người sử dụng. Việc ghi thêm như vậy của Cty điện lực bắt buộc người sử dụng điện phải đóng thêm những khoản tiền vô lý.

Cụ thể, xem hóa đơn ghi và hình ảnh mà một hộ dân cung cấp cho thấy, chỉ số điện sử dụng của gia đình họ trong tháng 2 báo rõ trên công tơ là 12376 Kwh, tuy nhiên phía Cty điện lực lại ghi chỉ số cao hơn là 12392 Kwh.

 
Mặc dù chỉ số ghi trên công tơ điện là thế này... (Ảnh do người dân cung cấp)

“Tại sao lại ghi thêm số sử dụng điện trong khi gia đình tôi chưa sử dụng tới mức đó. Việc ghi số và bắt chúng tôi thanh toán tiền điện như vậy rõ ràng là sai. Nếu theo quy định tôi là gia đình thuộc diện hộ nghèo sử dụng dưới 50 Kwh giá điện chỉ phải nộp là 993đ/kwh, với kiểu ghi số điện cao hơn một cách lạ thường thế này thì làm sao gia đình tôi được hưởng đúng quy định theo thông tư 38/2012/TT-BCT ngày 20/12/2012 của Bộ Công thương. Việc làm đó khiến chúng tôi lại phải gánh thêm khoản tiền phải nộp là vô lý.” – nhiều hộ dân bức xúc nói.
 
...Tuy nhiên phía điện lực TP Hà Tĩnh lại ghi vào hóa đơn lại cao hơn (Ảnh do người dân cung cấp)
Rõ ràng, với cách ghi chỉ số sử dụng điện cho người dân cao hơn mức sử dụng của họ mà phía nhân viên điện lực TP Hà Tĩnh đã làm nêu trên là sai.

Để sử việc này được rõ ràng hơn, chúng tôi đã liên hệ với phía Cty Điện lực TP Hà Tĩnh để làm việc tuy nhiên phía Cty Điện lực vẫn không có phản hồi cụ thể.

Sai trái nêu trên xuất phát từ đâu? Tại sao phía Cty Điện lực TP Hà Tĩnh lại ngang nhiên làm sai như vậy? chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin.
                                                                                            
Tác giả bài viết: Hoàng Phạm (PL&XH)

27 thg 2, 2013

Ca trù Cổ đạm Chào Xuân Quý tỵ 2013

Ca trù cổ Đạm chào Xuân Quý tỵ 2013
Ca trù cổ Đạm chào Xuân Quý tỵ 2013

13 thg 1, 2013

Xã Cổ Đạm tự ý lập đề án thu hồi đất trái phép của dân

Trong khi chưa có chủ trương chia lại ruộng đất khi thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ hết vào năm 2013, thì ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã “tiên phong” tự ý thu lại ruộng đất đã được giao cho dân dài hạn theo Nghị định 64 để chia lại. Việc làm trên đã gây bức xúc cho nhiều người dân…
Bổng dưng mất đất
Thời gian gần đây nhiều người dân ở xã Cổ Đạm hết sức bất bình trước sự việc UBND xã tổ chức thu hồi đất nông nghiệp đã được giao cho dân dài hạn theo Nghị định 64 từ năm 1993 để chia lại cho người dân. Việc chia lại lại đất khiến người dân phản ứng vì xã đã không chia đất cho những người trước đây đã được chia ruộng nhưng nay đã chuyển hộ khẩu hoặc đã chết. Không dấu được bức xúc bà Phan Thị Liên, ở thôn 10, xã Cổ Đạm cho biết: “Năm 1993, nhà tui có 7 khẩu được chia ruộng. Đến nay, xã đã thu hồi mất 4 khẩu, chỉ chia lại cho 3 khẩu nữa, với lý do xã đưa ra là con cái đã trưởng thành, chuyển hộ khẩu đi nơi khác nên họ không chia ruộng nữa. Trong khi đó, Nghị định 64 cũng như Luật Đất đai không hề có qui định nào cho phép UBND xã thu hồi đất của dân khi họ đã chết hoặc đang sinh sống ở nơi khác”. Cùng chung tâm trạng như bà Liên là nhiều hộ dân tại xã Cổ Đạm, bà Trần Thị Xuân, ở thôn 11, xã Cổ Đạm ấm ức: “Chồng tui mới chết cách đây 3 tháng, thế mà vẫn bị xã thu lại đất trong khi tui không hề tự nguyện trả lại đất. Gia đình tôi phản đối nhưng họ vẫn cứ quyết định thu hồi”.
Được biết căn cứ mà xã Cổ Đạm thu hồi đất của dân là dưa theo Đề án chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã Cổ Đạm tự lập ra. Trong đó có những quy định như: Các hộ đã di chuyển đi nơi khác sinh sống ổ định hoặc đã có hộ khẩu KT3 (tạm trú dài hạn) nơi khác thì không được chia lại đất. Những người không có mặt ở địa bàn mà không rõ nguyên nhân, các khẩu sống ổn định nơi khác mà sau ngày 15/9/2012 không có mặt ở xã để đăng ký nhận đất thì bị tạm giữ đất, đưa vào đất công ích do xã quản lý. Đất ruộng đã chia cho những người đã chết, nay không giao tiếp mà giao lại cho người mới phát sinh sau năm 1994.
Huyện không chỉ đạo việc thu hồi đất
Theo ông Nguyễn Thái Tứ - Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm thì chủ trương của xã là đúng, việc lấy đất của người đã chết để chia cho người mới phát sinh đã được sự đồng ý của người dân. “Xã đã tổ chức cho các thôn họp dân và biên bản các cuộc họp được đa số người dân đồng có người đã chết đồng ý trả đất”, ông Tứ nói.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây cho biết “dân tự nguyện trả đất” là không đúng. Ông Hoàng Mỹ Dục, ở thôn 11 bức xúc: “Họp dân chỉ là hình thức. Thật ra, chủ trương thu hồi đất sai quy định của xã do xã áp xuống và bắt dân phải thuận theo mà thôi”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi hiện có rất nhiều hộ dân xóm 10 và xóm 11 xã Cổ Đạm phản ứng quyết liệt việc tự ý thu hồi và chia lại đất của UBND xã Cổ Đạm. Như vậy sự việc xã “cầm đèn chạy trước ô tô” tự ý thu hồi đất và chia lại đất cho người dân khi chưa có chủ trương của nhà nước là việc làm vừa trái luật vừa đị ngược lại nguyện vọng của người dân.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Duy Việt - Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: “Huyện mới nhận được thông tin, hiện chúng tôi đã lập tổ công tác để làm rõ sự việc trên. Huyện không có chỉ đạo việc thu hồi đất. Việc UBND xã tự ý thu hồi đất của dân (với những người đã chết hoặc đã chuyển hộ khẩu) là không đúng thẩm quyền, mặc khác, do chưa có chủ trương chia lại ruộng đất nên việc UBND xã tự ý như thế là không đúng luật. Chúng tôi đang chờ kết quả của đoàn công tác, nếu xã làm sai thì sẽ thu hồi đất và trả lại đất cho các hộ dân”.
Đức Ngọc (Baoxaydung.com.vn)

Hai đối tượng ăn trộm trâu, bò sa lưới

Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này vừa triệt phá, bắt giữ hai đối tượng chuyên ăn trộm trâu, bò gây hoang mang, lo lắng cho người dân mà trước đó báo điện tử Dân trí đã có bài phản ánh.
Trần Văn Lệ bị bắt sau khi công an phát lệnh truy nã.
Trần Văn Lệ bị bắt sau khi công an phát lệnh truy nã.
Trong thời gian vừa qua trên địa bàn các xã Cổ Đạm, Xuân Thành, Xuân Mỹ… (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) liên tiếp xảy ra tình trạng mất trộm trâu, bò. Từ nguồn tin người dân trình báo, cũng như báo chí phản ánh (trong đó có Dân trí), Công an huyện Nghi Xuân đã ráo riết vào cuộc điều tra.
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cơ quan CSĐT CA huyện Nghi Xuân đã xác định được đối tượng Trần Văn Lệ (ở xã Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội) liên quan đến các vụ trộm trâu bò tại địa bàn huyện này. Ngay lập tức, Công an huyện Nghi Xuân đã tiến hành khởi tố vụ án, ra quyết định truy nã đối với Lệ.
Ngày 25/12/2012, đối tượng Trần Văn Lệ bị bắt. Bước đầu Lệ khai nhận, từ đầu năm 2012 đến nay, hắn cùng với Hồ Quang Ngọc (SN 1985, trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã gây ra 8 vụ trộm trâu, bò với số lượng 14 con trên địa bàn Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Hồ Quang Ngọc tại cơ quan điều tra.
Hồ Quang Ngọc tại cơ quan điều tra.
Để tiến hành các vụ trộm, Lệ với Ngọc thuê xe ôm đến trung tâm huyện Nghi Xuân sau đó chúng đi bộ xuống địa bàn các xã để thực hiện các vụ trộm. Sau khi bắt được trâu bò, chúng tập kết tại huyện Nghi Xuân rồi thuê các thương lái ở TP. Vinh (Nghệ An) chở ra Hà Nội tiêu thụ.
Hiện vụ việc đang được CA huyện Nghi Xuân tiếp tục điều tra.
Lany Nguyễn - Ngọc Tú (tinmoi.vn)

Bắt tên cướp dã man, đâm thẳng dao vào đầu lái xe taxi

Từ phía sau, tên cướp cầm dao nhọn đâm liên tiếp 4-5 nhát vào đầu lái xe. Kẻ gây án chỉ bỏ chạy khi thấy nạn nhân lao ra ngoài kêu cứu, còn hung khí bị gãy gập.

Cơ quan CSĐT – CAH Quốc Oai, Hà Nội vừa điều tra làm rõ vụ cướp tài sản, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Nam (SN 1994), ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai.
Đối tượng Nguyễn Văn Nam bị bắt chỉ vài giờ sau khi gây án
Đối tượng Nguyễn Văn Nam bị bắt chỉ vài giờ sau khi gây án
Trước đó, vào đêm 30/12, cơ quan công an nhận được tin báo về vụ cướp tài sản xảy ra tại tuyến đường đê tỉnh lộ 70, đoạn thuộc địa phận thôn Yên Nội, xã Đồng Quang. Nạn nhân là anh Mai Văn Dương – lái xe hãng taxi T.C, bị một đối tượng thuê xe đâm trọng thương, đang cấp cứu tại bệnh viện.
Khẩn trương điều tra, cơ quan công an xác định: vào buổi tối xảy ra vụ việc, một nam thanh niên khoảng 20 tuổi, mặc quần bò, áo khoác đỏ thuê anh Dương chở từ khu vực bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) về huyện Thạch Thất. Trên đường đi, khách thuê xe đã yêu cầu anh Dương chở đi lòng vòng qua thị trấn Quốc Oai rồi lên đoạn đường đê vắng người qua lại. Tại đây, khi nạn nhân vừa dừng xe theo yêu cầu của khách thì bất ngờ bị nam thanh niên ngồi sau dùng dao đâm nhiều nhát trúng đầu, tay.
Sau 4-5 nhát đâm chí mạng, hung khí tên cướp sử dụng là con dao loại gọt hoa quả bị gãy gập. Lợi dụng lúc này, anh Dương vội mở cửa xe lao ra ngoài hô hoán, tên cướp bèn bỏ chạy. Sau đó anh Dương được người dân đi đường phát hiện, đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Hung khí của tên cướp
Hung khí của tên cướp
Rà soát theo đặc điểm nhận dạng được nạn nhân cung cấp, đến rạng sáng ngày 31/12, CAH Quốc Oai đã xác định đối tượng gây án là Nguyễn Văn Nam. Qua đấu tranh, Nam khai nhận mục đích tấn công lái xe là nhằm chiếm đoạt 360 nghìn đồng tiền cước thuê xe. Sau khi sự việc xảy ra, Nam bỏ chạy theo đường đê để về nhà trọ ở thôn Hoa Vôi, thị trấn Quốc Oai.
Hiện cơ quan CSĐT – CAH Quốc Oai đã tạm giữ Nguyễn Văn Nam để tiếp tục điều tra, lập hồ sơ xử lý.
Theo Tùng Lâm
ANTĐ
Bắt tên cướp dã man, đâm thẳng dao vào đầu lái xe taxi Bắt tên cướp dã man, đâm thẳng dao vào đầu lái xe taxi 10 6 1

Hà Tĩnh: Xã “vẽ đường” cho thôn thu tiền trái luật

Thời gian qua, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiến hành chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2. Đây là chủ trương đúng của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, xã Cổ Đạm đã vẽ ra một đề án nhằm “bật đèn xanh” cho thôn thu tiền trái luật.

Muốn có ruộng phải nộp 300.000 đồng
Nhận được phản ánh của người dân xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, phóng viên NTNN đã về địa phương tìm hiểu. Ông Hoàng Thanh ở thôn 11 xã Cổ Đạm bức xúc: “Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi ruộng đất, xây dựng nông thôn mới, nhân dân xã Cổ Đạm chúng tôi rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, xã đã lợi dụng chủ trương này lập ra một đề án khiến người dân rất bất bình.
Ông Hoàng Thanh và nhiều hộ dân ở thôn 11 bất bình phản ánh việc xã “bật đèn xanh” cho thôn thu tiền trái luật.
Cụ thể: Lấy ruộng của người đã chết bán cho những nhân khẩu sinh ngoài kế hoạch (nghĩa là trong gia đình sinh con thứ 3 trở lên). Muốn có 1 suất ruộng sản xuất, các nhân khẩu này phải đóng cho thôn 300.000 đồng. Con em đi làm ăn xa cũng bị cắt đất, trong khi đó con dâu từ nơi khác lấy chồng về xã Cổ Đạm đã nhập hộ khẩu tại địa phương và sinh sống hàng chục năm trời, nhưng nay không nằm trong danh sách được cấp ruộng sản xuất và cũng phải đóng cho thôn 300.000 đồng mới được cấp 1 suất ruộng”.
Ông Hoàng Trung Thông ở thôn 12 cho biết thêm: Ngoài việc tự đưa ra nhiều chính sách cắt ruộng rồi bán lại thu tiền bất hợp lý trên thì chính quyền xã còn nghiên cứu ra nhiều chiêu cắt đất khiến người dân điêu đứng, như việc hai vợ chồng có một người là công chức nhà nước thì 1 đứa con không được chia đất sản xuất. Ông Thông đưa ra trường hợp cụ thể từ con trai của ông là anh Hoàng Văn Quyết ở thôn 12. Vợ chồng anh Quyết sinh được 2 đứa con, nhưng anh Quyết là giáo viên ăn lương Nhà nước nên lần chuyển đổi ruộng đất này, một đứa con của vợ chồng anh không được chia đất sản xuất”…
Xã sửa đổi... nghị định
Trao đổi với ông Nguyễn Thái Tứ- Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm về những bất bình của người dân xung quanh việc chuyển đổi ruộng đất, ông Tứ cho biết: Thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, năm 2012 xã Cổ Đạm tiến hành thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất lần 2 từ cấp xã đến các tiểu ban ở các thôn.
Để triển khai, ban chỉ đạo xã đã xây dựng đề án chuyển đổi và tiến hành giao đất từ 15.9.2012, trong đó xã thay đổi một vài điểm trong...
“ Tôi đã giao cho một phó chủ tịch huyện và trưởng phòng TNMT xuống kiểm tra và sẽ có trả lời cụ thể về vấn đề chuyển đổi ruộng đất”.
Nghị định 64/CP. Cụ thể: Người đã chết, những người đi sinh sống nơi khác ổn định thì không được cấp đất. Các đối tượng con thứ 3 trở lên, con của cán bộ công chức, hưu trí đã trên 18 tuổi nhưng chưa có việc làm, các khẩu chuyển đến phát sinh sau năm 1994 đến nay nếu muốn nhận đất sản xuất cần phải đóng nộp 300.000 đồng gọi là phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi. Số tiền này giao cho các thôn thu.
Theo lý giải của ông Tứ, số tiền này được bàn bạc ở các thôn, vì vậy xã giao cho trưởng thôn tự thu, tự chi và có sự giám sát của Ban Mặt trận thôn nên xã không liên quan. Phóng viên hỏi: Toàn xã có 12 thôn thì đến nay đã có 9 thôn tiến hành giao đất và thu tiền của dân, xã có nắm được các thôn đã thu bao nhiêu tiền của các đối tượng này không?
Ông Tứ thừa nhận: “Tiền này xã không quản lý nên xã không nắm được bao nhiêu hộ nộp, bao nhiêu hộ không. Cái này theo lệ làng, thôn tự thu không theo pháp luật, vì vậy không có hóa đơn. Thôn nào thu thì thu không thu thì thôi”.