Trang

Recent Posts

27 thg 4, 2014

Cổ Đạm: Lỡ làm cháy rừng, mang án trọng, cậu học trò nghèo kêu cứu

Khi đang tất tưởi chuẩn bị cho một năm học mới thì một tai họa giáng xuống, Hoàng Văn Vững bị kết án hơn 5 năm tù giam vì đã làm cháy 6ha rừng. Bản án khắc nghiệt đã khiến giấc mơ của cậu học sinh ngoan hiền tan theo mây khói…
Gia đình ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) – bố em Vững đang phải đi gõ cửa từng cơ quan chức năng, gửi đơn đến báo để cầu cứu cho con vì cho rằng bản kết luận của cơ quan điều tra chưa đủ thuyết phục…
Buổi trưa oan nghiệt
Lỡ làm cháy rừng, mang án trọng, cậu học trò nghèo kêu cứu
Bà Lan, mẹ em Vững chỉ mong được các cơ quan tố tụng xem xét lại án cho con vì kết luận không đúng như diện tích cháy thực tế
Ông Hoàng Ngọc Trà kể trong nghẹn ngào, ngày 18/7/2012, sau khi thi đậu trường Trung cấp nông nghiệp Hà Tĩnh, Vững mang một con khướu cùng dụng cụ lên núi bẫy chim bán kiếm tiền để sắm sửa, chuẩn bị bước vào quãng đời sinh viên. Đến buổi trưa, Vững bẫy được một số chim và nhóm lửa định nướng ăn. Khi đang nướng giữa chừng thì Vững nghe tiếng chim khướu hót tại nơi đặt bẫy nên xuống dưới kiểm tra. Lúc này trời nắng nóng, Vững ngồi nghỉ trong bụi cây tại đó và… ngủ quên.
Chừng 20 phút sau, Vững thấy nóng và nghe tiếng cây bị cháy nổ lốp bốp. Tỉnh dậy, Vững thấy lửa đã cháy lan từ nơi nướng chim ra khu vực rừng xung quanh. Vững vội dùng dao chặt cành cây để dập lửa nhưng đám cháy đã lan rộng, không thể dập được. Lo sợ bị phát hiện, Vững vội nhặt lồng chim bỏ chạy, vô ý làm rơi điện thoại di động ở đấy. Đến chiều, đám cháy được dập tắt. Chiếc điện thoại của Vững được một cán bộ quản lý rừng nhặt được.
Sau khi sự việc xảy ra, Vững liền ra cơ quan công an để đầu thú và nộp tiền để khắc phục hậu quả
Sau khi sự việc xảy ra, Vững liền ra cơ quan công an để đầu thú và nộp tiền để khắc phục hậu quả

25 thg 4, 2014

Vang vọng Ca trù Cổ Đạm

rải qua bao thăng trầm, nhưng ca trù Cổ Đạm (một xã nghèo nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn làm say đắm lòng người Xứ Nghệ.


Vợ chồng đào nương Dương Thị Xanh và kép đàn Trần Văn Đài

Ca nương một thời

Hai năm trước khi nghe ca trù qua vô tuyến, tôi đã siêu lòng trước giọng hát mượt mà trong trẻo của các ca nương, đặc biệt của nghệ nhân Phan Thị Mơn đã bước sang tuổi 90. Và tôi đã nuôi ý tưởng một lần về Cổ Đạm, gặp cụ Phan Thị Mơn và nghe cụ hát trực tiếp.

Nhưng mong ước đó đã không thành hiện thực, bởi khi về làng Cổ Đạm cũng là lúc tôi hay nghe tin nghệ nhân ca trù Phan Thị Mơn đã mất. Tiếp tôi là ca nương Dương Thị Xanh - Chủ nhiệm CLB ca trù Cổ Đạm. Chị Xanh kể cho tôi nghe về cuộc đời cụ Phan Thị Mơn. Theo đó, năm 13 tuổi, cụ Mơn theo anh chị, bạn bè đến học ca trù tại nhà anh kép Phan Đình Hưng, người có thâm niên trên 30 năm đi biểu diễn ca trù ở Cung đình Huế. Với giọng hát mượt mà, say đắm lòng người, kép Hưng đã nhận bé Mơn làm con nuôi và truyền dạy tỉ mỉ các ngón nghề ca hát.

Năm 17 tuổi, đào Mơn thuộc làu hơn 30 làn điệu ca trù như: “Hồng hồng tuyết tuyết” của tác giả Dương Khuê, “Nợ tang bồng”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi” của Nguyễn Công Trứ... và theo gánh hát kép Hưng đi biểu diễn khắp các tỉnh Trung Kỳ.

Vào mỗi dịp ở chốn miếu linh thiêng, nơi đình làng hay các lễ hội đầu xuân, đào Mơn thường được giao làm người cầm ca chính ở gánh hát. 20 tuổi, đào Mơn được mời vào cung hát tiến Vua Bảo Đại với tất cả niềm tự hào của một ca nương trẻ.

Chị Xanh giãi bày: “Lần đầu tiên nghe các cụ hát ca trù chỉ thấy nó hay mà không hiểu gì. Nhưng càng nghe nhiều, tôi càng đam mê, đến một ngày không được nghe hát ca trù là lại thấy lòng nôn nao như thiếu một cái gì đó”. Cũng vì lòng đam mê và mong muốn giữ lại nét văn hóa quý giá của quê hương mình, vợ chồng chị Xanh đã nhận nhiệm vụ khôi phục lại ca trù Cổ Đạm và cùng với các nghệ nhân thành lập Câu lạc bộ Ca trù Cổ Đạm từ năm 1998.

Chia tay chị Xanh, chúng tôi tìm đến nhà cụ Phan Thị Nga, một trong những ca nương kỳ cựu của làng Cổ Đạm. Cụ Nga năm nay 87 tuổi, tay cụ gõ phách không còn chính xác như xưa nhưng giọng hát vẫn như cô gái đôi mươi. Cụ cũng là một trong những người đầu tiên phát triển phong trào ca trù Cổ Đạm. Chính cụ Nga là người truyền lửa ca trù cho các thế hệ trẻ bây giờ.

Cụ Nga chia sẻ: “Ca trù rất phong phú về làn điệu cũng như cách thể hiện nên học rất khó. Ví dụ: Bài Tỳ Bà hành có đến 36 làn, lúc lên lúc xuống. Bài múa Tứ Quý thì có đến 600 điệu múa khác nhau. Để học được ca trù, đòi hỏi người học phải có năng khiếu và phải thực sự có tâm huyết, đam mê thì mới học được. Thế hệ trẻ bây giờ thiếu kiên nhẫn nên hát không được như các cụ ngày xưa”.

Với cụ Nga, trên 70 năm hát ca trù có lẽ vẫn là chưa đủ để góp nhặt được tất cả các yếu tố kỹ thuật và xúc cảm cho một giọng đào nương thuần thục. Bởi vậy, dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ vẫn rất tích cực tham gia CLB ca trù và gom góp thêm những kiến thức mới để truyền dạy cho con cháu.

Tre già, măng mọc
Với niềm đam mê hát ca trù và muốn gìn giữ nét truyền thống quê hương Cổ Đạm, bé Nguyễn Thị Thu Hà đã quyết tâm theo đuổi nghiệp hát ca trù. Thu Hà sinh năm 2002 (tại xóm 4, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Dù được sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, nhưng em sớm bộc lộ chất giọng trời phú và có may mắn được tiếp cận với ca trù từ rất sớm.

Nhà Hà cách xã Cổ Đạm trên 20km, nhưng chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, bố mẹ vẫn thay phiên chở em đi học hát. Đáp lại sự quan tâm của gia đình, sự nhiệt tình chỉ bảo của các nghệ nhân trong câu lạc bộ, giọng ca của Hà ngày càng nhuần nhuyễn. Trong cuộc thi Liên hoan Ca trù toàn quốc lần thứ 2 năm 2011 tại Hà Nội, Thu Hà đã thể hiện bài nói Đào hồng Đào Tuyết và Tứ quý Yên lưng (lời cổ). Với giọng hát trong sáng, chuyển tải được “cái hồn” đặc trưng của nghệ thuật ca trù, Thu Hà đã chinh phục trái tim khán giả và khiến họ xúc động khi em hát. Bên cạnh phong cách biểu diễn tự nhiên, khuôn mặt tươi tắn và có nét cao quý của một đào nương đã giúp Thu Hà giành được giải Ca nương triển vọng của cuộc thi.
Khi được hỏi vì sao thích hát ca trù thì bé tủm tỉm cười: “Bởi em thấy nó hay nên em muốn học”. Câu trả lời ngắn gọn, giản dị nhưng đã nói lên tất cả. Từ xưa đến nay, tre già măng mọc, người Cổ Đạm cũng chỉ vì yêu ca trù mà hát hay, phách chuẩn. Họ luôn ấp ủ hy vọng đưa Ca trù Cổ Đạm trở thành món ăn tinh thần của quần chúng nhân dân không chỉ vùng Nghệ Tĩnh.
                                                                                                              Vũ Ngọc (Baomoi)

Tổ chức lễ khánh thành nhà thờ Trần Đình

Họ Trần Đình làng Hoa Vân Hải vừa phối hợp với UBND xã Cổ Đạm, tổ chức lễ khành thành nhà Trần Đình Yên, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến dự lễ có đại diện Sở văn hóa, thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hà Tĩnh. Về phía huyện Nghi Xuân có đồng chí Hà văn Châu, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Hải Nam, Phó chủ tịch UBND huyện.
                                  
                         Các đồng chí lãnh đạo huyện tham dự lễ cắt băng khánh thành nhà thờ Trần Đình Yên
Nhà thờ Trần Đình Yên được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI, là nơi thờ vị tổ họ Trần làng Hoa Vân Hải, người đã có công chiêu dân lập làng, mở mang vùng đất cổ thuộc làng Phúc Hải, Tổng Cổ Đạm cách đây hơn 500 năm. Đây là nơi tưởng niệm, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền bối những người có công với quê hương, đất nước đồng thời là nơi còn lưu giữ nhiều hiện vật, sắc phong và nhiều tài liệu quí hiếm có giá trị về lịch sử truyền thống đấu tranh của dân tộc. Năm 2008 nhà thờ Trần Đình Yên đã được xếp hạnh di tích lịch sử Văn hoá cấp tỉnh.
                                  
Trải qua bao biến cố thăng trầm của Lịch sử, sự tàn phá của thời gian, nhà thờ đã bị xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng và sinh hoạt tâm linh của dòng họ và nhân dân địa phương. Thể theo nguyện vọng của dòng họ, đầu năm 2013, Ban quản lý di tích đã phối hợp với UBND xã Cổ Đạm, lập tờ trình để báo cáo với các cơ quan chức năng về việc cho đầu tư nâng cấp di tích và kêu gọi sự ủng hộ của con cháu trong dòng họ, đóng góp tiền của để trùng tu, tôn tạo xây dựng nhà thờ.
Đầu tháng 3 năm 2013, công trình chính thức được khởi công, sau hơn 1 năm xây dựng công trình được hoàn thành trong niềm tự phấn khởi tự hào đối với con cháu trong dòng tộc và nhân đân địa phương. Công trình được tạo lạc trên một vùng đất rộng 660 m2 đất, gồm 4 gian tòa thượng được xây dựng bằng gỗ Lim Xanh cao 4,5 m, rộng 116 m, nhà trù 3 gian gỗ Lim rộng 63 m2 lợp ngói âm dương. Công trình được đầu tư xây dựng với số tiền đầu tư trên 2,4 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hải Nam, Phó chủ tịch UBND huyện đã nghi nhận sự nổ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và con cháu trong dòng họ, đã thể hiện đạo lý truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phát huy các giá trị của di tích trong đời sống văn hóa, để giáo dục truyền thống đấu tranh Cách mạng cho thế hệ mai sau.

16 thg 4, 2014

Nghi Xuân: Xét xử công khai Cao Viết Đức và đồng bọn

Ngày 15/4/2014, Tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân đã mở phiên tòa xét xử công khai vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân đối với các bị cáo, Cao Viết Đức, Trần Xuân Ngân, Phan Thị Sáu, Phan Mạnh Quyền.
 Cao Viết Đức và đồng bọn TRƯỚC vành móng ngựa
Theo cáo trạng, năm 2010 UBND xã Xuân Viên xét giao đất cho 82 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 22.864,6m2 trong quy hoạch đất ở nông thôn đã được UBND huyện phê duyệt  Trong quá trình thực hiện việc xét đề nghị cấp đất, Cao Viết Đức, Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội đồng tư vấn giao đất; Trần Xuân Ngân, công chức địa chính, thành viên Hội đồng tư vấn giao đất xã và Phan Mạnh Quyền, Bí thư Đảng ủy xã đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để xét, lập hồ sơ đề nghị cấp đất cho 21 đối tượng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của UBND tỉnh và của xã Xuân Viên. Trong đó, đồng ý cho phép 14 trường hợp nhờ người khác đứng tên để làm hồ sơ, đồng ý cho 7 trường hợp đã có đất nhà ở nơi khác khắc phục hộ khẩu hợp lý hóa hồ sơ xin cấp đất, gây thiệt hại về quỹ đất đã được quy hoạch cấp cho con em địa phương 5.545.5m2, thiệt hại đến quyền lợi ích của người dân đủ điều kiện, có nhu cầu làm đơn xin giao đất nhưng không được cấp.
Nhiều người dân kéo đến toà án xem xét xử
Ngoài ra, khi thực hiện xét giao đất, Cao Viết Đức thống nhất cùng bộ phận tham mưu gồm: Trần Xuân Ngân, công chức địa chính; Phan Thị Sáu, công chức kế toán xã, thông báo và thu giá đất 2010 cao hơn giá đất UBND tỉnh quy định. Đồng thời tự ý đặt ra một số mức thu trái quy định gây thiệt hại hơn 2,4 tỷ đồng để phục vụ chi tiêu sai mục đích trong UBND xã.
Bốn bị cáo Cao Viết Đức, Trần Xuân Ngân, Phan Mạnh Quyền và Phan Thị Sáu bị cáo buộc lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 281 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vụ án hiện nay đang thu hút sự quan tâm của quan tâm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Dự kiến phiên tòa sẽ được xét xử trong 2 ngày 15 và 16/4/2014. những thông tin về diễn biến của phiên tòa sẽ được chúng tôi cập nhất trong những bản tin sau.
                                                     Đình Sơn + H Quang   hatinh24h

16 thg 1, 2014

Những câu đối và lời chúc tết hay

Ngày Tết thiếu câu đối chưa là đủ Tết. Trong nhà dù trang hoàng thế nào, thiếu những câu đối đỏ, Tết vẫn phảng phất thiếu một cái gì đó thiêng liêng. Chơi câu đối trong ngày tết là nét văn hóa truyền thống của người Việt. Từ đó Những câu đối tết xin tổng hợp những câu đối tết hay nhất 2014. 
 
Ngựa rong ruổi xông pha chiến trận vượt chông gai sức vóc dẻo dai
Xuân Giáp Ngọ mã phi nước đại kết vành hoa trên đỉnh tượng đài 

  
Muôn nhà chung sức chung lòng, giữ gìn mỹ tục thuần phong, xây dựng gia đình văn hóa
Cả nước toàn tâm toàn ý, trân trọng luân thường đạo lý, bài trừ lối sống lai căng

 
Phúc rạng rỡ niềm vui tươi hy vọng
Lộc đủ đầy no ấm suốt quanh năm
Thọ vững bền niềm tin yêu cuộc sống

 
Tư tưởng Người tỏa sáng nghĩa nhân, đưa dân tộc qua đêm đen nô lệ
Đường lối Đảng chói ngời chân lý, dắt giống nòi đến bờ bến vinh quang  
Gìn giữ kỷ cương, nêu cao đạo đức, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền
Dựng xây nền nếp, coi trọng nghĩa tình, làng xóm văn minh, phố phường sạch đẹp
 
Mừng xuân hội nhập đa phương tự chủ giữ bền quốc thể
Vui Tết đầu tư bách lối tài hoa nâng dáng quê hương

Rộng đường Xuân, rộng vốn đầu tư, thị trường đa dạng nguồn thu rộng
Tăng cảnh Tết, tăng cường giáo dục, gia quyến thuận hòa phúc lộc tăng


Tết đủ xuân đầy, gia đình hạnh phúc, thuận hòa hiếu thảo
Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Mỗi độ xuân sang, vào hội trồng cây cùng nhớ Bác
Tặng hoa việc tốt, khắp nơi vui thực hiện lời Người 

 
- Đất nước thênh thang đường đi tới, triệu người một dạ xây nước non đàng
hoàng to đẹp, sánh kịp toàn cầu, cho câu đối Tết đỏ rực khắp muôn nơi
- Giang sơn rộng rãi, hướng vươn xa, muôn nhà một chí dựng giang sơn phồn
vinh hạnh phúc, ngang hàng nhân loại, để bài ca xuân vang vọng mọi miền  
 
Tết đã bao đời sau trước ngàn lần Tết lại Tết
Xuân không có tuổi đi về muôn thuở Xuân càng Xuân

 
Đảng anh minh, trên chính dưới liêm, non nước Việt phồn vinh thịnh vượng
Dân đoàn kết, ngoài hòa trong thuận, đất trời Nam bền vững, trường tồn

 
Đảng yêu Dân, muôn sức Dân nâng thuyền qua bão táp
Dân quý Đảng, một lòng Đảng vững lái vượt phong ba 

  
Dân kiên trung theo đảng tiến lên
Non nước Việt vững bền thịnh vượng

Xuân sang Giáp Ngọ niềm vui tới
Tết rước vinh hoa phú quý về
Tích đức tu nhân thiện cả đời
Làm lành lánh dữ phúc quanh năm
Tân niên Thánh đức bao Ân đức
Xuân nhật an hòa mãi phú vinh
Lộc biếc mai vàng xuân hạnh phúc
Đời vui sức khỏe tết an khang

Trúc báo bình an tài lộc tiến
Mai khai phú quý lộc quyền lai 
 

Giao thừa hái lộc cung kính ông bà, rượu rót đôi ly nghe lời chúc 
Mồng một đơm hoa nhớ ơn cha mẹ, trà dâng ba chén nhận lì xì 
Tống cựu nghênh tân-Vạn sự cát tường
Toàn gia hạnh phúc
Mừng xuân đất nước an toàn giao thông tiến
Đón xuân gia đình hạnh phúc lộc an khang 

"Năm mới hạnh phúc bình an đến"
"Ngày xuân vinh hoa phú quý về"

"An khang phú quý thái thái bình" 
"Bách lão bá niên trường trường thọ"

"Đa phúc đa thọ đa phú quý"
"Đắc tài đắc lộc đắc nhân tâm"

“Sống tu thân tích đức mở rộng lòng, Sống sao cho đáng sống” 
“Xuân phúc lộc bình an tràn muôn lối, Xuân mãi vẫn là xuân” 

“Làng xóm văn minh vui tết đến” 
“Gia đình hạnh phúc đón xuân sang” 

“Thiên tăng tuế nguyệt nhân tăng thọ”
“ Xuân mãn càn khôn phúc mãn đường”
 

“Làng văn hóa Tết về tiếng thơm bay chín núi” 
“Bản ấm no Xuân đến lời hát rộn mười mường”

“Xuân sang cội phúc sinh nhành lộc” 
“Tết về cây đức trổ thêm hoa”

“Xuân đáo bình an tài lợi tiến”
“Mai khai phú quý lộc quyền lai” 

“Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc” 
“Lung linh ánh lửa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn”

“Cạn ly mừng năm qua đắc lộc” 
“Nâng cốc chúc năm mới phát tài”


“Ô hay ! Mai nở Xuân vừa đến”
“Ừ nhỉ ! Én bay Tết đã về” 


“Xuân về tung reo ngàn phúc lộc”
“Tết đến nở rộ vạn hồng ân”
 

“Xuân an khang đức tài như ý” 
“Niên thịnh vượng phúc thọ vô biên” 


“Tống cựu nghinh tân mừng xuân mới 
Dân an quốc thái đón thanh bình” 


“Đất nước phồn vinh câu chúc Tết 
Gia đình hoà thuận thiệp mừng Xuân”


“Sắc xuân tô thắm lòng nhân ái” 
Hương tết đượm nồng nghĩa vị tha” 

“Tăng phước, tăng quyền, tăng phú quý”
“Tấn tài, tấn lộc, tấn vinh hoa”
   
“Đón năm mới, Dân tộc vững tin, một lòng đoàn kết”
“Mừng xuân về, Đất nước vững vàng, tiếp tục vươn xa”

Câu đối tết cũng như tranh Tết, người ta dán từ ngoài cổng vào đến trong nhà.

Những câu đối dán ngoài cổng ngõ thì có câu :
1) Môn đa khách đáo thiên tài đáo
Gia hữu nhân lai vạn vật lai
Lược dịch :
Cửa nhiều khách đến nhiều tiền đến
Nhà có người vào lắm vật vào
Những câu đôi câu đối dán trong sân nhà :
2) Sơn thủy thanh cao xuân bất tận
Thần tiên lạc thú cảnh trường sinh
Lược dịch :
Phong cảnh thanh cao xuân mãi mãi
Thần tiên vui thú cảnh đời đời
Những câu đối dán trong nhà :
3) Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ
Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường
Lược dịch :
Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ
Xuân khắp đất trời, phúc khắp nhà
4) Tổ tôn công đức thiên niên thịnh
Tử hiếu tôn hiền vạn đại xương
Lược dịch:
Công đức tổ tôn nghìn năm thịnh
Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay
5) Xuân như cẩm tú, nhân như ngọc
Khách mãn gia đình, tửu mãn tôn
Lược dịch :
Xuân như cẩm tú, người như ngọc
Khách chật trong nhà, rượu hết chung
6) Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân
Lược dịch :
Phúc đem lễ nghĩa trong nhà thịnh
Lộc nảy vinh hoa phú qúy xuân
7) Niên niên như ý xuân
Tuế tuế bình an nhật
Lược dịch :
Năm năm xuân như ý
Tuổi tuổi ngày bình an
8. Nhập môn tân thị kinh luân khách
Mãn tọa dai đồng cẩm tú nhân
Lược dịch :
Vào cửa toàn khách kinh luân
Ngồi chơi toàn người cẩm tú
9) Niệm tiên tổ, duật tu quyết đức
Khải hậu nhân,trường phát kỳ tường
Lược dịch :
Nhớ tổ tiên, đẹp điều nhân đức
Tin cháu con bền sự lạ hay
10) Thảo ốc an cư, tích kim quang đắc đức
Bố y tùy phận, cầu phúc đức lai tài
Lược dịch :
Nhà cỏ ở yên, tích kim quang được đức
Áo vải an thân, cầu phúc đức đến tài
11) Thiên địa vô tư, tích thiện tự nhiên thiện
Thánh hiền hữu giáo, tu thân khả dĩ vinh
Lược dịch:
Trời đất vô tư, làm điều thiện tự nhiên được thiện
Thánh hiền có dạy, lo tu thân có thể được vinh
12) Tân niên, hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật, vinh hoa phú qúy lai
Lược dịch :
Năm mới, hạnh phúc bình an đến
Ngày xuân, vinh hoa phú qúy về
13) Ðịa sinh tài, thế nghiệp quang huy
Thiên tứ phúc, gia thanh hiện thái
Lược dịch :
Ðất sinh tài nghiệp đời sán lạn
Trời ban phúc, nhà tiếng tốt tươi
14) Phúc mãn đường, niên tăng phú qúy
Ðức lưu quang, nhật tiến vinh hoa
Lược dịch :
Phúc đầy nhà, năm thêm giàu có
Ðức ngập tràn, ngày một vinh hoa
15) Trúc bảo bình an, tài lợi tiến
Mai khai phú qúy, lộc quyền lai
Lược dịch :
Trúc giữ bình yên, thêm tài lợi
Mai khai phú qúy, lại lộc quyền
16) Tiên tổ phương danh lưu quốc sử
Tử tôn tích học hiển gia phong
Lược dịch :
Tiên tổ danh thơm ghi sử nước
Cháu con tích học nổi cơ nhà
17) Liên tọa đài tiền hoa hữu thực
Bồ đề thụ thượng qủa thanh nhàn
Lược dịch :
Tòa sen đài trước hoa đầy đủ
Cổ thụ bồ đề qủa thanh nhàn
18) Đa lộc, đa tài, đa phú quý
Đắc thời, đắc lợi, đắc nhân tâm
Lược dịch :
Nhiều lộc, nhiều tài, nhiều của cải
Gặp thời, được lợi, được lòng người

Một câu đối tết tặng các cậu thanh niên chưa vợ, nhớ dán vào cửa ra vào cho may mắn trọn năm. Không chừng năm tới sẽ được vợ cũng nên.

Câu đối số 1
Ngũ phúc lâm môn … còn thiếu
Tam nguyên khai thái … có thừa
Câu đối số 2
“Tối ba mươi khép cánh càn khôn, ních chặt lại kẻo Ma vương đưa quỷ tới,
Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước Xuân vào”
(Hồ Xuân Hương)
Câu đối số 3
“Chiều ba mươi nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa,
Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
(Nguyễn Công Trứ)
Câu đối số 4
“Tối ba mươi, giơ cẳng đụng cây nêu
Ủa ! Tết !
Sáng mồng một, lắng tai nghe lời chúc
Ồ ! Xuân !” ()
Câu đối số 5
“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” ()
Câu đối số 6
- Phước thâm tự hải (hạnh phúc nhiều sâu như biển)
- Lộc cao như sơn (của cải nhiều cao như núi)
Câu đối số 7
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân. ()
Câu đối số 8
Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân bách hạnh hiếu vi tiên.
Câu đối số 9
Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa Xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết.
Câu đối số 10
Xuân tha hương, nhấp giọt rượu sầu, nhớ vòm trời đất nước !
Tết xứ người, hớp ngụm cafe đắng, thương mảnh đất quê nhà !
Câu đối số 11
Tân niên hạnh phúc bình an tiến
Xuân nhật vinh hoa phú quý lai
Nghĩa là:
Năm mới hạnh phúc bình an đến
Ngày Xuân vinh hoa phú quý về.
Câu đối số 12
Ðuột trời ngất một cây nêu, tối ba mươi ri là Tết
Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mồng một rứa cũng Xuân
Câu đối số 13
Ðấp gốc cây cao, Tết đến thắp hương thơm đèn sáng,
Khơi nguồn nước mát, Xuân về dâng trái ngọt hoa thơm.
Câu đối số 14
Tối ba mươi, nợ réo tít mù, ấy mới Tết,
Sáng mồng một, rượi tràn quí tị, ái chà Xuân.
Câu đối số 15
Tết có cóc gì đâu, uống một vài be củ tỏi,
Nợ đâm ương ra đó, nói ba bốn chuyện cà riềng.
Câu đối số 16
Ba vạn sáu ngàn ngày, góp lại chốc đà trăm bận Tết,
Một năm muời hai tháng, ước chi đủ cả bốn mùa Xuân.
Câu đối số 17
Nực cười thay! Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà Tết,
Thôi cũng được! Rượu có, nem có, bánh chưng đều có, thừa Xuân.
Câu đối số 18
Ủa! Tết đến rồi đó, chẳng lẽ trơ cùi cùng tuế nguyệt,
Kìa! Xuân sang đấy ư, thôi đành mở múi với giang sơn.
Câu đối số 19
Ngào ngạt mùi hương, dẫu tại đất người, không mất gốc,
Lung linh ánh lữa, dù xa quê cũ, chẳng quên nguồn.
Câu đối số 20
Xuân vẫn còn dài, hướng đến tương lai vùng đất mới,
Tết dù đã ngắn, quay nhìn dĩ vãng cảnh người xưa.
Câu đối số 21
Già trẻ gái trai đều khoái Tết,
Cỏ cây hoa lá cũng mừng Xuân.
Câu đối số 22
Chúng nó dại vô cùng, pháo nổ đì đùng thêm mất chó,
Ông đây khôn bất trị, rượu say túy lúy lại nằm mèo
Câu đối số 23
Đêm 30 nghe tiếng pháo nổ… Đùng !… ờ ờ… Tết
Sáng mùng 1 ra chạm niêu đánh… Cộc !… á à… Xuân
Câu đối số 24
Xuân tha hương, sầu thương về quê mẹ
Tết xa nhà, buồn bã nhớ quê cha
Câu đối số 25
Số lông vịt xác xơ, tiền chỉ mấy xu, sắm nào được gì, nên không mong tết
Đời ve chai tan nát, tuổi đà dăm bó, cho có ai thèm, mới chẳng tiếc xuân.
Câu đối số 26
Đêm ba mươi, đếm tờ lịch, ba mươi tờ buồn xa tháng cũ
Sáng mồng một, ngắm cành mai, đơn một cành vui đón năm mới.
Câu đối số 27
Khoai lang sùng nhúng bột… chiên, đậm đà vị mứt mốc, thẫn thờ tưởng nhớ tết quê cha
Hột mít sượng lùi tro… nướng, thoang thoảng mùi chè thiu, đờ đẫn mơ màng xuân đất mẹ.
Câu đối số 28
Tết tha hương có bánh chưng, bánh tét sao không thấy tết
Xuân viễn xứ cũng cành đào, cành mai mà chẳng gặp xuân.
Câu đối số 29
Trời thêm tuổi mới, người thêm thọ
Xuân khắp mọi nơi, phúc khắp nhà
Câu đối số 30
Niên hữu tứ thời, xuân vi thủ
Nhân sinh bách hạnh, hiếu vi tiên

Những câu chúc Tết 2014 ý nghĩa

1. Năm hết Tết đến – Đón Ngựa tiễn Rắn – Chúc ông chúc bà – Chúc cha chúc mẹ – Chúc cô chúc cậu – Chúc chú chúc dì – Chúc anh chúc chị – Chúc luôn các em – Chúc cả các cháu – Dồi dào sức khoẻ – Có nhiều niềm vui – Tiền xu nặng túi – Tiền giấy đầy bao – Đi ăn được khao – Về nhà người rước – Tiền vô như nước – Tình vào đầy tim – Chăn ấm nệm êm – Sung sướng ban đêm – Hạnh phúc ban ngày – Luôn luôn gặp may – Suốt năm con Ngựa.

2. Năm con Ngựa, chúc mọi người vui vẻ như Chim Sẻ, khỏe mạnh như Đại Bàng, giàu sang như chim Phụng, làm lụng như chim Sâu, sống lâu như Đà Điểu nhé!

3. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc.

4. Thay mặt Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc kính chúc đồng chí và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang, thịnh vượng!

5. Chúc mừng năm mới 2014- Chúc bạn luôn: Đong cho đầy hạnh phúc - Gói cho trọn lộc tài - Giữ cho mãi an khang - Thắt cho chặt phú quý.

6. Năm mới thái độ yêu đời mới!- Chúc các bạn nhiều lý do để vui vẻ năm tới!- Chúc bạn luôn vui vẻ, bình an và hạnh phúc trong năm mới!

7. Mừng 2014 phát tài phát lộc Tiền vô xồng xộc, tiền ra từ từ/ Sức khoẻ có dư, công danh tấn tới/ Tình duyên phơi phới, hạnh phúc thăng hoa/ Xin chúc mọi nhà một năm ĐẠI THẮNG.

8. Năm mới 2014 : Chúc luôn hoan hỉ, sức khỏe bền bỉ, công danh hết ý, tiền vào bạc tỉ, tiền ra ri rỉ, tình yêu thỏa chí, vạn sự như ý, luôn cười hi hi, cung hỷ cung hỷ.

9. 1 năm mới, 1 tuổi mới,nhiều bạn mới, nhiều hiểu biết mới và 1 lời chúc Mãi mãi hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu nhất.

10. Mùa xuân xin chúc - Khúc ca an bình - Năm mới phát tài - Vạn sự như ý - Già trẻ lớn bé - Đầy ắp tiếng cười - Trên mặt ngời ngời - Tràn đầy hạnh phúc - Xuân đến hy vọng - Ấm no mọi nhà - Kính chúc ông bà - Sống lâu trăm tuổi - Kính chúc ba mẹ - Sức khoẻ dồi dào - Đôi lứa yêu nhau - Càng thêm nồng ấm - Các em bé nhỏ - Học giỏi chăm ngoan - Chúc Tết mọi người - Năm mới hoan hỉ - Gặp nhiều niềm vui.

11. Chúc mọi người năm mới, tiền vào bạc tỉ, tiền ra rỉ rỉ, miệng cười hi hi, vạn sự như ý, cung hỉ, cung hỉ.

12. Mỗi năm là một mùa hoa nở, mỗi năm là một mùa bội thu. Cuộc sống như cái cây đang lớn. Đó là lời chúc bạn trong năm mới.

13.  Cung chúc tân niên,Sức khỏe vô biên, thành công liên miên, hạnh phúc triền miên, túi luôn đầy tiền, sung sướng như tiên.Chúc mừng năm mới 2014.

14. Đong cho đầy hạnh phúc. Gói cho chọn lộc tài. Giữ cho mãi an khang. Thắt cho chặt phú quý. Cùng chúc nhau như ý. Hứng cho chọn an khang. Chúc năm mới bình an.

15. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

16.  Hoa đào nở, chim én về, mùa xuân lại đến. Chúc một năm mới: nghìn sự như ý, vạn sự như mơ, triệu sự bất ngờ, tỷ lần hạnh phúc.

17. Chúc mừng năm mới, phất phới niềm vui, tràn đầy hạnh phúc, tiền tài phúc lộc. Chào đón xuân về.

18. Chúc mừng năm mới 2014. Chúc năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi thăng tiến dài dài, phi những nước đại tiến tới thành công.

19. Năm hết Tết đến, Đón Ngựa tiễn Rắn, Chúc cho mọi người, Dồi dào sức khoẻ, Tiền vô như nước, Tình vào đầy tim, Chăn ấm nệm êm– Luôn luôn gặp may, Suốt năm con Ngựa.

20. Kính chúc mọi người một năm mới tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Vui trong sức khoẻ, trẻ trong tâm hồn, khôn trong lý tưởng, trưởng thành trong tất cả mọi lĩnh vực.

21. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Gia đình hạnh phúc bè bạn quý. Thanh thản vui chơi mọi buổi chiều.

22. Năm mới chúc anh em: Sức khỏe vô biên, kiếm được nhiều tiền, đời sướng như tiên, chẳng ai làm phiền!.

23. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòng.

24. VẠN chuyện lo toan thay đổi hết SỰ gì bế tắc thảy hanh thông NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn Ý nguyện trọn đời đẹp ước mong CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN Giáp Ngọ 2014.
ADVERTISEMENT

25. Tết tới tấn tài. Xuân sang đắc lộc. Gia đình hạnh phúc. Vạn sự cát tường! Năm Ngọ sắp đến. Chúc bạn đáng mến. Sự nghiệp tiến lên. Gặp nhiều điều hên!

26. Cùng chúc nhau Như ý. Hứng cho tròn An Khang. Chúc năm mới Bình An. Cả nhà đều Sung túc.

27. Ra đi gặp được bạn hiền. Quay về gặp được người thương yêu mình. Sang xuân sự nghiệp hanh thông. Tài cao, chí lớn vẫy vùng đó đây.

28. Năm hết tết đến kính chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ, miệng cười vui vẻ, tiền vào mạnh mẽ, cái gì cũng được suôn sẻ, để sống tiếp một cuộc đời thật là đẹp đẽ.

29. Chiềng làng chiềng xã, thượng hạ đông tây, xa gần đó đây, vểnh tai nghe chúc:Tân niên sung túc, lắm phúc nhiều duyên, trong túi nhiều tiền, tâm hồn vui sướng.

30. Chúc bạn: 12 tháng phú quý, 365 ngày phát tài, 8760 giờ sung túc, 525600 phút thành công 31536000 giây vạn sự như ý.



Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè chúc tết:
Năm cũ sắp hết
Năm mới sắp sang
Chúc khắp dân làng
Một năm vui vẻ
Từ già đến trẻ
Sức khỏe vô biên
Cuộc sống bình yên
Hồn nhiên tươi tắn
Gặp nhiều may mắn
Mọi mặt đều hên
Ăn ra làm nên
Kiếm tiền như xiếc
Xe hơi vài chiếc
Biệt thự vài căn
Vàng mấy chục cân
Kim cương cả ký
Đô la đầy ví
Bạc tỷ quá thường
Chinh chiến thương trường
Trăm lần trăm thắng
Làm ăn sòng phẳng
Hối lộ chẳng cần
Minh bạch toàn phần
Giầu sang vô độ
Phú quý đồng bộ
Chức vụ lên nhanh
Gia đạo an lành
Hanh thông vạn sự
Thuận hòa chồng vợ
                                                                                            Sưu tầm

Nhìn về Quê Hương Hà tĩnh

14 thg 1, 2014

Hà Tĩnh: Lại chuyện “quan” xã “coi trời bằng vung”!

Mặc dù đã bị báo chí phản ánh, UBND huyện “thổi còi”, nhưng UBND xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn tiếp tục chiêu bài “móc túi” dân nghèo bằng chiêu thu tiền “vận động” nhưng không nộp không xong!

Kế hoạch vận động các khoản thu năm 2013 của UBND xã Cương Gián.
Chị Chu Thị Toản, thôn Song Hồng là hộ nghèo, nhà chỉ có mẹ góa con côi, cha mẹ lại bị bệnh tim nên không có tiền nộp các khoản mà xã Cương Gián “vận động”. Đến khi con cần giấy khai sinh nộp cho nhà trường, lên UBND xã xin dấu thì xã không cho, buộc hai mẹ con phải nộp 300 nghìn đồng mới được đóng dấu!

Hộ ông Lê Thành Đại, thôn Song Hồng nhà cửa đất đai không có, phải đi ở nhờ. Khi con học THPT trong hồ sơ sai tên lót, lên xã xin sửa thì bị UBND bắt buộc phải đóng 552 nghìn đồng mới xin được dấu.

Các khoản anh Đại phải nộp gồm: Quỹ AN-QP 40 nghìn, quỹ phòng chống bão lụt 22 nghìn, quỹ đền ơn đáp nghĩa-bảo trợ trẻ em 40 nghìn, quĩ xây dựng, giao thông nông thôn 200 nghìn, quĩ xây dựng trường học 200 nghìn, quĩ khuyến học, cao tuổi, chữ thập đỏ 50 nghìn đồng. Người thu tiền là Võ Thị Hoa, cán bộ UBND xã Cương Gián.

Trong các loại quĩ nêu trên, chỉ có quĩ ANQP là thu theo Nghị quyết HĐND tỉnh, quĩ PCBL thu theo công văn của huyện, còn 7 loại quĩ còn lại đều là quĩ tự nguyện.

Thế nhưng, UBND xã Cương Gián đã lợi dụng quyền lực nhà nước là con dấu, “chẹn eo” bắt dân phải nộp!


Hóa đơn nộp tiền với 9 khoản thu mà anh Lê Thành Đại phải nộp cho UBND xã Cương Gián.

Ông Nguyễn Văn Khánh, thôn trưởng thôn Bắc Sơn, Đại biểu HĐND xã Cương Gián cho biết những khoản thu nói trên đã được thông qua HĐND xã, rồi về các thôn thông báo để người dân đến nộp.

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Chương, thôn Song Hồng, mặc dù là các loại quĩ “vận động, tự nguyện” nhưng tất cả người dân đều phải nộp. Ai không nộp thì lên xã giao dịch đều bị từ chối, buộc phải nộp đủ tiền mới được đóng dấu.

Năm 2011, Tầm nhìn có bài “Khi quan xã coi trời bằng vung” phản ánh việc UBND xã Cương Gián đề ra hàng chục khoản thu trái phép và buộc dân phải nộp.

Sau đó, UBND huyện Nghi Xuân đã thanh tra, hủy bỏ nghị quyết của HĐND xã Cương Gián, buộc hủy bỏ cuốn “sổ theo dõi” của xã.

Thế nhưng, ‘ngựa quen đường cũ”, UBND xã Cương Gián vẫn tiếp tục lạm quyền, nhưng lần này lại nấp dưới chiêu bài “vận động, tự nguyện”.


Hóa đơn của chị Chu Thị Toản nộp tiền cho UBND xã Cương Gián.

Điều 1, Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 04/8/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh nêu rõ: “Giao HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện rà soát bãi bỏ các văn bản đã ban hành của cấp huyện và cấp xã quy định huy động đóng góp của nhân dân mang tính chất bắt buộc. Từ nay, các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính xã hội, từ thiện phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện; HĐND, UBND các cấp không đưa ra văn bản bắt buộc, không được giao chỉ tiêu cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với các dịch vụ công mà người dân được hưởng”.
Quang Đại – Hà Vy (tamnhin.net)