Công đoạn làm nồi
Là một nghề truyền thống từ cho ông xưa để lại, làng nghề nồi đất xã cổ đạm vào những năm 80 phát triển rầm rộ trên địa bàn nhưng hiện nay làng nghề truyền thống nồi đất cổ đạm đang dần bị mai một.
Người dân Cổ Đạm cho biết: “Nghề này có từ lúc nào cũng không ai hay, chỉ biết là do tổ tiên, cha ông để lại". Nghề vắt nồi đất được truyền qua bao thế hệ ở Cổ đạm. Nghề này ít vốn, tự lấy sức lao động mình là chính. Nguyên liệu là đất sét được lấy tư đồng gần rú mồng gà đưa về thái mỏng, dẫm nhuyễn trộn với nước , Dưới bàn tay khéo léo của những người dân nơi đây họ cho ra những sản phẩm nồi đất rất xinh. Xong công đoạn làm nồi, để sản phẩm hoàn chỉnh phải trải qua quá trình đốt và nung, khi sản phẩm đã nặn xong, họ xếp nồi trên đế lò phủ rơm rạ, cổ cây nung, nung ngoài trời khoảng 3 tiếng đồng hồ là có một sản phẩm nồi đất hoàn chỉnh. Nếu dùng nồi đất để nấu nước, kho cá, nấu cơm thì trước tiên phải "Tang nồi" tức là phải dùng trấu lúa đốt lên và un khói cái nồi trước khi dùng thì nồi mới bền và có mùi thơm của trấu lúa khi đó nấu thức ăn mới ngon.
Nhưng bây giờ do cơ chế thị trường mở cửa, công nghệ nhôm, nhựa phát triển, giá thành rẽ, mẫu mạ đẹp nên người dân không mấy người quan tâm đến nồi đất do đó nhiều thanh niên không ham muốn với nghề truyền thống của mình, họ rời làng đi lao động tại các tỉnh phía Nam và đi lao động ở nước ngoài. Cho nên hiện nay, nghề làm nồi đất Cổ Đạm đang dần bị mai một. Để tìm hướng đi cho việc duy trì bảo tồn làng nghề nồi đất Cổ Đạm do ông cha ta để lại. Thiết nghĩ Đảng uỷ, UBND xã Cổ Đạm cần có chính sách hỗ trợ, về vốn, khuyến khích mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, từng bước xây dựng một làng nghề có quy mô phát triển.
0 Ý kiến bạn đọc:
Đăng nhận xét