Trang

Recent Posts

27 thg 4, 2014

Cổ Đạm: Lỡ làm cháy rừng, mang án trọng, cậu học trò nghèo kêu cứu

Khi đang tất tưởi chuẩn bị cho một năm học mới thì một tai họa giáng xuống, Hoàng Văn Vững bị kết án hơn 5 năm tù giam vì đã làm cháy 6ha rừng. Bản án khắc nghiệt đã khiến giấc mơ của cậu học sinh ngoan hiền tan theo mây khói…
Gia đình ông Hoàng Ngọc Trà (xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) – bố em Vững đang phải đi gõ cửa từng cơ quan chức năng, gửi đơn đến báo để cầu cứu cho con vì cho rằng bản kết luận của cơ quan điều tra chưa đủ thuyết phục…
Buổi trưa oan nghiệt
Lỡ làm cháy rừng, mang án trọng, cậu học trò nghèo kêu cứu
Bà Lan, mẹ em Vững chỉ mong được các cơ quan tố tụng xem xét lại án cho con vì kết luận không đúng như diện tích cháy thực tế
Ông Hoàng Ngọc Trà kể trong nghẹn ngào, ngày 18/7/2012, sau khi thi đậu trường Trung cấp nông nghiệp Hà Tĩnh, Vững mang một con khướu cùng dụng cụ lên núi bẫy chim bán kiếm tiền để sắm sửa, chuẩn bị bước vào quãng đời sinh viên. Đến buổi trưa, Vững bẫy được một số chim và nhóm lửa định nướng ăn. Khi đang nướng giữa chừng thì Vững nghe tiếng chim khướu hót tại nơi đặt bẫy nên xuống dưới kiểm tra. Lúc này trời nắng nóng, Vững ngồi nghỉ trong bụi cây tại đó và… ngủ quên.
Chừng 20 phút sau, Vững thấy nóng và nghe tiếng cây bị cháy nổ lốp bốp. Tỉnh dậy, Vững thấy lửa đã cháy lan từ nơi nướng chim ra khu vực rừng xung quanh. Vững vội dùng dao chặt cành cây để dập lửa nhưng đám cháy đã lan rộng, không thể dập được. Lo sợ bị phát hiện, Vững vội nhặt lồng chim bỏ chạy, vô ý làm rơi điện thoại di động ở đấy. Đến chiều, đám cháy được dập tắt. Chiếc điện thoại của Vững được một cán bộ quản lý rừng nhặt được.
Sau khi sự việc xảy ra, Vững liền ra cơ quan công an để đầu thú và nộp tiền để khắc phục hậu quả
Sau khi sự việc xảy ra, Vững liền ra cơ quan công an để đầu thú và nộp tiền để khắc phục hậu quả

25 thg 4, 2014

Vang vọng Ca trù Cổ Đạm

rải qua bao thăng trầm, nhưng ca trù Cổ Đạm (một xã nghèo nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn làm say đắm lòng người Xứ Nghệ.


Vợ chồng đào nương Dương Thị Xanh và kép đàn Trần Văn Đài

Ca nương một thời

Hai năm trước khi nghe ca trù qua vô tuyến, tôi đã siêu lòng trước giọng hát mượt mà trong trẻo của các ca nương, đặc biệt của nghệ nhân Phan Thị Mơn đã bước sang tuổi 90. Và tôi đã nuôi ý tưởng một lần về Cổ Đạm, gặp cụ Phan Thị Mơn và nghe cụ hát trực tiếp.

Nhưng mong ước đó đã không thành hiện thực, bởi khi về làng Cổ Đạm cũng là lúc tôi hay nghe tin nghệ nhân ca trù Phan Thị Mơn đã mất. Tiếp tôi là ca nương Dương Thị Xanh - Chủ nhiệm CLB ca trù Cổ Đạm. Chị Xanh kể cho tôi nghe về cuộc đời cụ Phan Thị Mơn. Theo đó, năm 13 tuổi, cụ Mơn theo anh chị, bạn bè đến học ca trù tại nhà anh kép Phan Đình Hưng, người có thâm niên trên 30 năm đi biểu diễn ca trù ở Cung đình Huế. Với giọng hát mượt mà, say đắm lòng người, kép Hưng đã nhận bé Mơn làm con nuôi và truyền dạy tỉ mỉ các ngón nghề ca hát.

Năm 17 tuổi, đào Mơn thuộc làu hơn 30 làn điệu ca trù như: “Hồng hồng tuyết tuyết” của tác giả Dương Khuê, “Nợ tang bồng”, “Kiếp nhân sinh”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi” của Nguyễn Công Trứ... và theo gánh hát kép Hưng đi biểu diễn khắp các tỉnh Trung Kỳ.

Vào mỗi dịp ở chốn miếu linh thiêng, nơi đình làng hay các lễ hội đầu xuân, đào Mơn thường được giao làm người cầm ca chính ở gánh hát. 20 tuổi, đào Mơn được mời vào cung hát tiến Vua Bảo Đại với tất cả niềm tự hào của một ca nương trẻ.

Chị Xanh giãi bày: “Lần đầu tiên nghe các cụ hát ca trù chỉ thấy nó hay mà không hiểu gì. Nhưng càng nghe nhiều, tôi càng đam mê, đến một ngày không được nghe hát ca trù là lại thấy lòng nôn nao như thiếu một cái gì đó”. Cũng vì lòng đam mê và mong muốn giữ lại nét văn hóa quý giá của quê hương mình, vợ chồng chị Xanh đã nhận nhiệm vụ khôi phục lại ca trù Cổ Đạm và cùng với các nghệ nhân thành lập Câu lạc bộ Ca trù Cổ Đạm từ năm 1998.

Chia tay chị Xanh, chúng tôi tìm đến nhà cụ Phan Thị Nga, một trong những ca nương kỳ cựu của làng Cổ Đạm. Cụ Nga năm nay 87 tuổi, tay cụ gõ phách không còn chính xác như xưa nhưng giọng hát vẫn như cô gái đôi mươi. Cụ cũng là một trong những người đầu tiên phát triển phong trào ca trù Cổ Đạm. Chính cụ Nga là người truyền lửa ca trù cho các thế hệ trẻ bây giờ.

Cụ Nga chia sẻ: “Ca trù rất phong phú về làn điệu cũng như cách thể hiện nên học rất khó. Ví dụ: Bài Tỳ Bà hành có đến 36 làn, lúc lên lúc xuống. Bài múa Tứ Quý thì có đến 600 điệu múa khác nhau. Để học được ca trù, đòi hỏi người học phải có năng khiếu và phải thực sự có tâm huyết, đam mê thì mới học được. Thế hệ trẻ bây giờ thiếu kiên nhẫn nên hát không được như các cụ ngày xưa”.

Với cụ Nga, trên 70 năm hát ca trù có lẽ vẫn là chưa đủ để góp nhặt được tất cả các yếu tố kỹ thuật và xúc cảm cho một giọng đào nương thuần thục. Bởi vậy, dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ vẫn rất tích cực tham gia CLB ca trù và gom góp thêm những kiến thức mới để truyền dạy cho con cháu.

Tre già, măng mọc
Với niềm đam mê hát ca trù và muốn gìn giữ nét truyền thống quê hương Cổ Đạm, bé Nguyễn Thị Thu Hà đã quyết tâm theo đuổi nghiệp hát ca trù. Thu Hà sinh năm 2002 (tại xóm 4, xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Dù được sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghệ thuật, nhưng em sớm bộc lộ chất giọng trời phú và có may mắn được tiếp cận với ca trù từ rất sớm.

Nhà Hà cách xã Cổ Đạm trên 20km, nhưng chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, bố mẹ vẫn thay phiên chở em đi học hát. Đáp lại sự quan tâm của gia đình, sự nhiệt tình chỉ bảo của các nghệ nhân trong câu lạc bộ, giọng ca của Hà ngày càng nhuần nhuyễn. Trong cuộc thi Liên hoan Ca trù toàn quốc lần thứ 2 năm 2011 tại Hà Nội, Thu Hà đã thể hiện bài nói Đào hồng Đào Tuyết và Tứ quý Yên lưng (lời cổ). Với giọng hát trong sáng, chuyển tải được “cái hồn” đặc trưng của nghệ thuật ca trù, Thu Hà đã chinh phục trái tim khán giả và khiến họ xúc động khi em hát. Bên cạnh phong cách biểu diễn tự nhiên, khuôn mặt tươi tắn và có nét cao quý của một đào nương đã giúp Thu Hà giành được giải Ca nương triển vọng của cuộc thi.
Khi được hỏi vì sao thích hát ca trù thì bé tủm tỉm cười: “Bởi em thấy nó hay nên em muốn học”. Câu trả lời ngắn gọn, giản dị nhưng đã nói lên tất cả. Từ xưa đến nay, tre già măng mọc, người Cổ Đạm cũng chỉ vì yêu ca trù mà hát hay, phách chuẩn. Họ luôn ấp ủ hy vọng đưa Ca trù Cổ Đạm trở thành món ăn tinh thần của quần chúng nhân dân không chỉ vùng Nghệ Tĩnh.
                                                                                                              Vũ Ngọc (Baomoi)

Tổ chức lễ khánh thành nhà thờ Trần Đình

Họ Trần Đình làng Hoa Vân Hải vừa phối hợp với UBND xã Cổ Đạm, tổ chức lễ khành thành nhà Trần Đình Yên, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đến dự lễ có đại diện Sở văn hóa, thể thao và Du lịch, Bảo tàng Hà Tĩnh. Về phía huyện Nghi Xuân có đồng chí Hà văn Châu, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Hải Nam, Phó chủ tịch UBND huyện.
                                  
                         Các đồng chí lãnh đạo huyện tham dự lễ cắt băng khánh thành nhà thờ Trần Đình Yên
Nhà thờ Trần Đình Yên được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI, là nơi thờ vị tổ họ Trần làng Hoa Vân Hải, người đã có công chiêu dân lập làng, mở mang vùng đất cổ thuộc làng Phúc Hải, Tổng Cổ Đạm cách đây hơn 500 năm. Đây là nơi tưởng niệm, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền bối những người có công với quê hương, đất nước đồng thời là nơi còn lưu giữ nhiều hiện vật, sắc phong và nhiều tài liệu quí hiếm có giá trị về lịch sử truyền thống đấu tranh của dân tộc. Năm 2008 nhà thờ Trần Đình Yên đã được xếp hạnh di tích lịch sử Văn hoá cấp tỉnh.
                                  
Trải qua bao biến cố thăng trầm của Lịch sử, sự tàn phá của thời gian, nhà thờ đã bị xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến việc thờ cúng và sinh hoạt tâm linh của dòng họ và nhân dân địa phương. Thể theo nguyện vọng của dòng họ, đầu năm 2013, Ban quản lý di tích đã phối hợp với UBND xã Cổ Đạm, lập tờ trình để báo cáo với các cơ quan chức năng về việc cho đầu tư nâng cấp di tích và kêu gọi sự ủng hộ của con cháu trong dòng họ, đóng góp tiền của để trùng tu, tôn tạo xây dựng nhà thờ.
Đầu tháng 3 năm 2013, công trình chính thức được khởi công, sau hơn 1 năm xây dựng công trình được hoàn thành trong niềm tự phấn khởi tự hào đối với con cháu trong dòng tộc và nhân đân địa phương. Công trình được tạo lạc trên một vùng đất rộng 660 m2 đất, gồm 4 gian tòa thượng được xây dựng bằng gỗ Lim Xanh cao 4,5 m, rộng 116 m, nhà trù 3 gian gỗ Lim rộng 63 m2 lợp ngói âm dương. Công trình được đầu tư xây dựng với số tiền đầu tư trên 2,4 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hải Nam, Phó chủ tịch UBND huyện đã nghi nhận sự nổ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và con cháu trong dòng họ, đã thể hiện đạo lý truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, nhằm khơi dậy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phát huy các giá trị của di tích trong đời sống văn hóa, để giáo dục truyền thống đấu tranh Cách mạng cho thế hệ mai sau.

16 thg 4, 2014

Nghi Xuân: Xét xử công khai Cao Viết Đức và đồng bọn

Ngày 15/4/2014, Tòa án nhân dân huyện Nghi Xuân đã mở phiên tòa xét xử công khai vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân đối với các bị cáo, Cao Viết Đức, Trần Xuân Ngân, Phan Thị Sáu, Phan Mạnh Quyền.
 Cao Viết Đức và đồng bọn TRƯỚC vành móng ngựa
Theo cáo trạng, năm 2010 UBND xã Xuân Viên xét giao đất cho 82 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 22.864,6m2 trong quy hoạch đất ở nông thôn đã được UBND huyện phê duyệt  Trong quá trình thực hiện việc xét đề nghị cấp đất, Cao Viết Đức, Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội đồng tư vấn giao đất; Trần Xuân Ngân, công chức địa chính, thành viên Hội đồng tư vấn giao đất xã và Phan Mạnh Quyền, Bí thư Đảng ủy xã đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để xét, lập hồ sơ đề nghị cấp đất cho 21 đối tượng không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của UBND tỉnh và của xã Xuân Viên. Trong đó, đồng ý cho phép 14 trường hợp nhờ người khác đứng tên để làm hồ sơ, đồng ý cho 7 trường hợp đã có đất nhà ở nơi khác khắc phục hộ khẩu hợp lý hóa hồ sơ xin cấp đất, gây thiệt hại về quỹ đất đã được quy hoạch cấp cho con em địa phương 5.545.5m2, thiệt hại đến quyền lợi ích của người dân đủ điều kiện, có nhu cầu làm đơn xin giao đất nhưng không được cấp.
Nhiều người dân kéo đến toà án xem xét xử
Ngoài ra, khi thực hiện xét giao đất, Cao Viết Đức thống nhất cùng bộ phận tham mưu gồm: Trần Xuân Ngân, công chức địa chính; Phan Thị Sáu, công chức kế toán xã, thông báo và thu giá đất 2010 cao hơn giá đất UBND tỉnh quy định. Đồng thời tự ý đặt ra một số mức thu trái quy định gây thiệt hại hơn 2,4 tỷ đồng để phục vụ chi tiêu sai mục đích trong UBND xã.
Bốn bị cáo Cao Viết Đức, Trần Xuân Ngân, Phan Mạnh Quyền và Phan Thị Sáu bị cáo buộc lợi dụng quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 281 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vụ án hiện nay đang thu hút sự quan tâm của quan tâm của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nghi Xuân. Dự kiến phiên tòa sẽ được xét xử trong 2 ngày 15 và 16/4/2014. những thông tin về diễn biến của phiên tòa sẽ được chúng tôi cập nhất trong những bản tin sau.
                                                     Đình Sơn + H Quang   hatinh24h