Trang

Recent Posts

13 thg 1, 2013

Xã Cổ Đạm tự ý lập đề án thu hồi đất trái phép của dân

Trong khi chưa có chủ trương chia lại ruộng đất khi thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ hết vào năm 2013, thì ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã “tiên phong” tự ý thu lại ruộng đất đã được giao cho dân dài hạn theo Nghị định 64 để chia lại. Việc làm trên đã gây bức xúc cho nhiều người dân…
Bổng dưng mất đất
Thời gian gần đây nhiều người dân ở xã Cổ Đạm hết sức bất bình trước sự việc UBND xã tổ chức thu hồi đất nông nghiệp đã được giao cho dân dài hạn theo Nghị định 64 từ năm 1993 để chia lại cho người dân. Việc chia lại lại đất khiến người dân phản ứng vì xã đã không chia đất cho những người trước đây đã được chia ruộng nhưng nay đã chuyển hộ khẩu hoặc đã chết. Không dấu được bức xúc bà Phan Thị Liên, ở thôn 10, xã Cổ Đạm cho biết: “Năm 1993, nhà tui có 7 khẩu được chia ruộng. Đến nay, xã đã thu hồi mất 4 khẩu, chỉ chia lại cho 3 khẩu nữa, với lý do xã đưa ra là con cái đã trưởng thành, chuyển hộ khẩu đi nơi khác nên họ không chia ruộng nữa. Trong khi đó, Nghị định 64 cũng như Luật Đất đai không hề có qui định nào cho phép UBND xã thu hồi đất của dân khi họ đã chết hoặc đang sinh sống ở nơi khác”. Cùng chung tâm trạng như bà Liên là nhiều hộ dân tại xã Cổ Đạm, bà Trần Thị Xuân, ở thôn 11, xã Cổ Đạm ấm ức: “Chồng tui mới chết cách đây 3 tháng, thế mà vẫn bị xã thu lại đất trong khi tui không hề tự nguyện trả lại đất. Gia đình tôi phản đối nhưng họ vẫn cứ quyết định thu hồi”.
Được biết căn cứ mà xã Cổ Đạm thu hồi đất của dân là dưa theo Đề án chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp của UBND xã Cổ Đạm tự lập ra. Trong đó có những quy định như: Các hộ đã di chuyển đi nơi khác sinh sống ổ định hoặc đã có hộ khẩu KT3 (tạm trú dài hạn) nơi khác thì không được chia lại đất. Những người không có mặt ở địa bàn mà không rõ nguyên nhân, các khẩu sống ổn định nơi khác mà sau ngày 15/9/2012 không có mặt ở xã để đăng ký nhận đất thì bị tạm giữ đất, đưa vào đất công ích do xã quản lý. Đất ruộng đã chia cho những người đã chết, nay không giao tiếp mà giao lại cho người mới phát sinh sau năm 1994.
Huyện không chỉ đạo việc thu hồi đất
Theo ông Nguyễn Thái Tứ - Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm thì chủ trương của xã là đúng, việc lấy đất của người đã chết để chia cho người mới phát sinh đã được sự đồng ý của người dân. “Xã đã tổ chức cho các thôn họp dân và biên bản các cuộc họp được đa số người dân đồng có người đã chết đồng ý trả đất”, ông Tứ nói.
Tuy nhiên, nhiều người dân ở đây cho biết “dân tự nguyện trả đất” là không đúng. Ông Hoàng Mỹ Dục, ở thôn 11 bức xúc: “Họp dân chỉ là hình thức. Thật ra, chủ trương thu hồi đất sai quy định của xã do xã áp xuống và bắt dân phải thuận theo mà thôi”.
Theo tìm hiểu của chúng tôi hiện có rất nhiều hộ dân xóm 10 và xóm 11 xã Cổ Đạm phản ứng quyết liệt việc tự ý thu hồi và chia lại đất của UBND xã Cổ Đạm. Như vậy sự việc xã “cầm đèn chạy trước ô tô” tự ý thu hồi đất và chia lại đất cho người dân khi chưa có chủ trương của nhà nước là việc làm vừa trái luật vừa đị ngược lại nguyện vọng của người dân.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Duy Việt - Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: “Huyện mới nhận được thông tin, hiện chúng tôi đã lập tổ công tác để làm rõ sự việc trên. Huyện không có chỉ đạo việc thu hồi đất. Việc UBND xã tự ý thu hồi đất của dân (với những người đã chết hoặc đã chuyển hộ khẩu) là không đúng thẩm quyền, mặc khác, do chưa có chủ trương chia lại ruộng đất nên việc UBND xã tự ý như thế là không đúng luật. Chúng tôi đang chờ kết quả của đoàn công tác, nếu xã làm sai thì sẽ thu hồi đất và trả lại đất cho các hộ dân”.
Đức Ngọc (Baoxaydung.com.vn)

Hai đối tượng ăn trộm trâu, bò sa lưới

Công an huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị này vừa triệt phá, bắt giữ hai đối tượng chuyên ăn trộm trâu, bò gây hoang mang, lo lắng cho người dân mà trước đó báo điện tử Dân trí đã có bài phản ánh.
Trần Văn Lệ bị bắt sau khi công an phát lệnh truy nã.
Trần Văn Lệ bị bắt sau khi công an phát lệnh truy nã.
Trong thời gian vừa qua trên địa bàn các xã Cổ Đạm, Xuân Thành, Xuân Mỹ… (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) liên tiếp xảy ra tình trạng mất trộm trâu, bò. Từ nguồn tin người dân trình báo, cũng như báo chí phản ánh (trong đó có Dân trí), Công an huyện Nghi Xuân đã ráo riết vào cuộc điều tra.
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cơ quan CSĐT CA huyện Nghi Xuân đã xác định được đối tượng Trần Văn Lệ (ở xã Phú Cường, Sóc Sơn, Hà Nội) liên quan đến các vụ trộm trâu bò tại địa bàn huyện này. Ngay lập tức, Công an huyện Nghi Xuân đã tiến hành khởi tố vụ án, ra quyết định truy nã đối với Lệ.
Ngày 25/12/2012, đối tượng Trần Văn Lệ bị bắt. Bước đầu Lệ khai nhận, từ đầu năm 2012 đến nay, hắn cùng với Hồ Quang Ngọc (SN 1985, trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã gây ra 8 vụ trộm trâu, bò với số lượng 14 con trên địa bàn Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Hồ Quang Ngọc tại cơ quan điều tra.
Hồ Quang Ngọc tại cơ quan điều tra.
Để tiến hành các vụ trộm, Lệ với Ngọc thuê xe ôm đến trung tâm huyện Nghi Xuân sau đó chúng đi bộ xuống địa bàn các xã để thực hiện các vụ trộm. Sau khi bắt được trâu bò, chúng tập kết tại huyện Nghi Xuân rồi thuê các thương lái ở TP. Vinh (Nghệ An) chở ra Hà Nội tiêu thụ.
Hiện vụ việc đang được CA huyện Nghi Xuân tiếp tục điều tra.
Lany Nguyễn - Ngọc Tú (tinmoi.vn)

Bắt tên cướp dã man, đâm thẳng dao vào đầu lái xe taxi

Từ phía sau, tên cướp cầm dao nhọn đâm liên tiếp 4-5 nhát vào đầu lái xe. Kẻ gây án chỉ bỏ chạy khi thấy nạn nhân lao ra ngoài kêu cứu, còn hung khí bị gãy gập.

Cơ quan CSĐT – CAH Quốc Oai, Hà Nội vừa điều tra làm rõ vụ cướp tài sản, thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Nam (SN 1994), ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; hiện đang là công nhân tại khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai.
Đối tượng Nguyễn Văn Nam bị bắt chỉ vài giờ sau khi gây án
Đối tượng Nguyễn Văn Nam bị bắt chỉ vài giờ sau khi gây án
Trước đó, vào đêm 30/12, cơ quan công an nhận được tin báo về vụ cướp tài sản xảy ra tại tuyến đường đê tỉnh lộ 70, đoạn thuộc địa phận thôn Yên Nội, xã Đồng Quang. Nạn nhân là anh Mai Văn Dương – lái xe hãng taxi T.C, bị một đối tượng thuê xe đâm trọng thương, đang cấp cứu tại bệnh viện.
Khẩn trương điều tra, cơ quan công an xác định: vào buổi tối xảy ra vụ việc, một nam thanh niên khoảng 20 tuổi, mặc quần bò, áo khoác đỏ thuê anh Dương chở từ khu vực bến xe Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội) về huyện Thạch Thất. Trên đường đi, khách thuê xe đã yêu cầu anh Dương chở đi lòng vòng qua thị trấn Quốc Oai rồi lên đoạn đường đê vắng người qua lại. Tại đây, khi nạn nhân vừa dừng xe theo yêu cầu của khách thì bất ngờ bị nam thanh niên ngồi sau dùng dao đâm nhiều nhát trúng đầu, tay.
Sau 4-5 nhát đâm chí mạng, hung khí tên cướp sử dụng là con dao loại gọt hoa quả bị gãy gập. Lợi dụng lúc này, anh Dương vội mở cửa xe lao ra ngoài hô hoán, tên cướp bèn bỏ chạy. Sau đó anh Dương được người dân đi đường phát hiện, đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Hung khí của tên cướp
Hung khí của tên cướp
Rà soát theo đặc điểm nhận dạng được nạn nhân cung cấp, đến rạng sáng ngày 31/12, CAH Quốc Oai đã xác định đối tượng gây án là Nguyễn Văn Nam. Qua đấu tranh, Nam khai nhận mục đích tấn công lái xe là nhằm chiếm đoạt 360 nghìn đồng tiền cước thuê xe. Sau khi sự việc xảy ra, Nam bỏ chạy theo đường đê để về nhà trọ ở thôn Hoa Vôi, thị trấn Quốc Oai.
Hiện cơ quan CSĐT – CAH Quốc Oai đã tạm giữ Nguyễn Văn Nam để tiếp tục điều tra, lập hồ sơ xử lý.
Theo Tùng Lâm
ANTĐ
Bắt tên cướp dã man, đâm thẳng dao vào đầu lái xe taxi Bắt tên cướp dã man, đâm thẳng dao vào đầu lái xe taxi 10 6 1

Hà Tĩnh: Xã “vẽ đường” cho thôn thu tiền trái luật

Thời gian qua, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiến hành chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2. Đây là chủ trương đúng của tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, xã Cổ Đạm đã vẽ ra một đề án nhằm “bật đèn xanh” cho thôn thu tiền trái luật.

Muốn có ruộng phải nộp 300.000 đồng
Nhận được phản ánh của người dân xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, phóng viên NTNN đã về địa phương tìm hiểu. Ông Hoàng Thanh ở thôn 11 xã Cổ Đạm bức xúc: “Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi ruộng đất, xây dựng nông thôn mới, nhân dân xã Cổ Đạm chúng tôi rất đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, xã đã lợi dụng chủ trương này lập ra một đề án khiến người dân rất bất bình.
Ông Hoàng Thanh và nhiều hộ dân ở thôn 11 bất bình phản ánh việc xã “bật đèn xanh” cho thôn thu tiền trái luật.
Cụ thể: Lấy ruộng của người đã chết bán cho những nhân khẩu sinh ngoài kế hoạch (nghĩa là trong gia đình sinh con thứ 3 trở lên). Muốn có 1 suất ruộng sản xuất, các nhân khẩu này phải đóng cho thôn 300.000 đồng. Con em đi làm ăn xa cũng bị cắt đất, trong khi đó con dâu từ nơi khác lấy chồng về xã Cổ Đạm đã nhập hộ khẩu tại địa phương và sinh sống hàng chục năm trời, nhưng nay không nằm trong danh sách được cấp ruộng sản xuất và cũng phải đóng cho thôn 300.000 đồng mới được cấp 1 suất ruộng”.
Ông Hoàng Trung Thông ở thôn 12 cho biết thêm: Ngoài việc tự đưa ra nhiều chính sách cắt ruộng rồi bán lại thu tiền bất hợp lý trên thì chính quyền xã còn nghiên cứu ra nhiều chiêu cắt đất khiến người dân điêu đứng, như việc hai vợ chồng có một người là công chức nhà nước thì 1 đứa con không được chia đất sản xuất. Ông Thông đưa ra trường hợp cụ thể từ con trai của ông là anh Hoàng Văn Quyết ở thôn 12. Vợ chồng anh Quyết sinh được 2 đứa con, nhưng anh Quyết là giáo viên ăn lương Nhà nước nên lần chuyển đổi ruộng đất này, một đứa con của vợ chồng anh không được chia đất sản xuất”…
Xã sửa đổi... nghị định
Trao đổi với ông Nguyễn Thái Tứ- Chủ tịch UBND xã Cổ Đạm về những bất bình của người dân xung quanh việc chuyển đổi ruộng đất, ông Tứ cho biết: Thực hiện Nghị quyết 01 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, năm 2012 xã Cổ Đạm tiến hành thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất lần 2 từ cấp xã đến các tiểu ban ở các thôn.
Để triển khai, ban chỉ đạo xã đã xây dựng đề án chuyển đổi và tiến hành giao đất từ 15.9.2012, trong đó xã thay đổi một vài điểm trong...
“ Tôi đã giao cho một phó chủ tịch huyện và trưởng phòng TNMT xuống kiểm tra và sẽ có trả lời cụ thể về vấn đề chuyển đổi ruộng đất”.
Nghị định 64/CP. Cụ thể: Người đã chết, những người đi sinh sống nơi khác ổn định thì không được cấp đất. Các đối tượng con thứ 3 trở lên, con của cán bộ công chức, hưu trí đã trên 18 tuổi nhưng chưa có việc làm, các khẩu chuyển đến phát sinh sau năm 1994 đến nay nếu muốn nhận đất sản xuất cần phải đóng nộp 300.000 đồng gọi là phí xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi. Số tiền này giao cho các thôn thu.
Theo lý giải của ông Tứ, số tiền này được bàn bạc ở các thôn, vì vậy xã giao cho trưởng thôn tự thu, tự chi và có sự giám sát của Ban Mặt trận thôn nên xã không liên quan. Phóng viên hỏi: Toàn xã có 12 thôn thì đến nay đã có 9 thôn tiến hành giao đất và thu tiền của dân, xã có nắm được các thôn đã thu bao nhiêu tiền của các đối tượng này không?
Ông Tứ thừa nhận: “Tiền này xã không quản lý nên xã không nắm được bao nhiêu hộ nộp, bao nhiêu hộ không. Cái này theo lệ làng, thôn tự thu không theo pháp luật, vì vậy không có hóa đơn. Thôn nào thu thì thu không thu thì thôi”.