Trang

Recent Posts

21 thg 9, 2011

Bắt được cá chạch 'khủng' ở Cổ Đạm

Một gia đình ở thôn 5 xã Cổ Đạm huyện Nghi Xuân đã bắt được một con chạch dài hơn 1,5 m, nặng 10 kg trong khi đi đơm cá ngoài đồng. Hiện đã có người trả 5 triệu đồng nhưng gia đình vẫn chưa bán.
Chị Nguyễn Thị Hương, trú tại thôn 5, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) khi đi thăm đó đơm cá thả ngoài đồng thì phát hiện trong đó có một con vật to. Khi đưa đó lên bờ chị mới biết đó là một con chạch liền gọi chồng ra đem về.
Bắt được chạch 'khủng' ở Hà Tĩnh

Con chạch khổng lồ hiện có người trả 5 triệu đồng nhưng gia đình không bán
Con chạch to bằng bắp đùi người lớn, nặng 10 kg, dài 1, 6 m. Điều đặc biệt hơn nữa là con chạch có màu bóng loáng khác thường so với những con chạch khác.
Biết tin gia đình chị Hương bắt được con chạch khổng lồ, người dân xung quanh khu vực hiếu kỳ đến xem rất đông.
Theo anh Cao Văn Hoàn, chồng chị Hương cho biết, hiện đã có người đến trả giá con chạch 5 triệu đồng nhưng gia đình vẫn chưa bán. “Nếu có người mua 10 triệu tôi sẽ bán ngay”, anh Hoàn nói.
Bắt được chạch 'khủng' ở Hà Tĩnh
Người dân hiếu kỳ tập trung xem con chạch khổng lồ
Hiện tại con chạch “khủng” này vẫn đang được gia đình anh Hoàn nuôi trong một chiếc thuyền nan.
Huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh được xem là nơi có những loài cá, chạch khổng lồ, quý hiếm

19 thg 9, 2011

Lương tâm chức nghiệp

TP - Viện phí đang rập rình tăng vào năm tới. Người nghèo lo hơn cả. Bởi phần lớn người nghèo chưa có bảo hiểm y tế. Mỗi khi bệnh tật, họ lại giật mình thon thót, sợ vào viện. Đã nghèo, sẽ nghèo hơn.
Tân Bộ trưởng Bộ Y tế, một tuần sau thời điểm nhậm chức, đã nhấn mạnh việc làm quan trọng trong nhiệm kỳ của bà là tăng chất lượng dịch vụ y tế. Chất lượng dịch vụ tăng dẫn đến viện phí tăng. Tuy nhiên, ngay cả với những dịch vụ y tế được coi là tốt đang tồn tại ở các thành phố lớn, thử hỏi đã có bao nhiêu công chức (chưa nói người nghèo không có bảo hiểm) dám vào thăm khám? Và trong lúc cả nước đang mang chung từ khóa “thắt lưng buộc bụng”, đưa ra thông điệp tăng phí cho một dịch vụ thiết yếu liệu có hợp lý không?
Mặt khác, người ta quan tâm viện phí tăng có hạn chế hay diệt trừ được tiêu cực trong ngành y không? Tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, người ta bán nhân thủy tinh thể của Mỹ cho bệnh nhân, nhưng khi phẫu thuật lại thay nhân thủy tinh thể của Singapore giá rẻ bằng một phần ba cho bệnh nhân đấy thôi.
Lại có nơi người ta phẫu thuật đặc biệt mà không cần tới bác sỹ phụ mổ, khi duyệt chi thì ghi khống hai người phụ mổ. Cả một vài bệnh viện quốc tế ở Việt Nam cũng phủi trách nhiệm khi để bệnh nhân chết oan.
Như vậy, sản phẩm tốt, thuốc tốt, phương tiện tốt, nhưng nằm trong một bệnh viện tồi về y đức thì không thể có chất lượng dịch vụ y tế tốt.
Nhìn rộng hơn, ở bất cứ lĩnh vực nào, chỉ cần công chức làm đúng phận sự, theo lương tâm chức nghiệp thôi thì mọi việc sẽ khác. Cảnh sát giao thông làm đúng luật thì pháp luật được thượng tôn, tai nạn giảm đi. Nhà băng tuân thủ quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thì tín dụng không nhiễu loạn, lạm phát được kìm giữ, đồng tiền Việt Nam tăng dần giá trị.
Giáo viên làm đúng thì trẻ con được cảm nhận và sống trong sự công bằng từ lúc nhỏ, không phải chứng kiến bố mẹ chạy trường, không phải chứng kiến bạn nhiễm bệnh nan y nên bị kỳ thị.
Ở đất nước này, còn nhiều trẻ không được đến trường, không được khám chữa bệnh vì nghèo và vì sự vô tâm của người lớn. Trường học, bệnh viện và cái tâm của những người làm trong hai ngành này, được coi là thiết yếu. Nâng viện phí, tăng học phí có lẽ là việc chẳng đặng đừng.
Nhưng khi việc nâng việc tăng ấy nếu chưa chắc là phục vụ lợi ích của số đông, đặc biệt là những người đang khó khăn nhất, đang trông mong vào chính sách an sinh xã hội của chính phủ; nếu chưa chắc là giúp gì được cho việc giữ gìn lương tâm chức nghiệp của người có trách nhiệm thì có quyết nên làm? 
( Theo tiền phong)

16 thg 9, 2011

Viết tiếp bài Chủ tịch huyện Nghi Xuân bị “tố”

Một hộ dân tự ý làm nhà trên bãi gửi xe trong chợ xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) rồi “bỗng dưng” có sổ đỏ. Nhưng cho đến nay, tấm bìa đỏ “bí ẩn” kia vẫn chưa có hồ sơ cấp đất.



Ông Phan Đình Khiêm: “Việc cấp đất ở cho ông Huân trong khu vực bãi gửi xe của chợ là hết sức vô lý”.
 

Dân “tố” chủ tịch huyện bao che doanh nghiệp?

Nông dân nhiều thôn ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) điêu đứng vì hàng chục ha lúa bị cuốn trôi do kênh thoát nước bị doanh nghiệp đắp đường ngăn cản. Đã nhiều tháng trôi qua, đơn cầu cứu của người dân vẫn chưa được UBND huyện Nghi Xuân trả lời.

Đơn kêu cứu của người dân xã Cổ Đạm
Ông Hoàng Hiệu, thôn trưởng thôn 7 và một số người đại diện cho người dân các thôn 3,4,5,6,7 xã Cổ Đạm gửi đơn đến các cấp các ngành kiến nghị về việc hàng chục héc ta lúa của họ bị thiệt hại do kiểu làm ăn tắc trách của doanh nghiệp và UBND huyện Nghi Xuân.

Người hát ca trù dưới chân Hồng Lĩnh

TT - Hơn 10 năm trước, rất nhiều người đã được nghe tiếng hát của bà Phan Thị Mơn vang lên trong phim Ngã ba Đồng Lộc. Bây giờ, nghệ nhân Phan Thị Mơn đã ở tuổi 89, tiếng hát của bà vẫn vang lên đầy mê say như hơn chục năm trước. Dù bà Mơn đã già yếu hơn, lưng còng hơn và đôi mắt thì đã mù hẳn...
Ở tuổi 89, bà Mơn thường ngồi lặng thinh trước nhà hồi tưởng về thời vàng son của ca trù - Ảnh: T.Lụa

7 thg 9, 2011

"Bất thường" tại dự án nâng cấp đường vào hồ chứa nước ở Nghi xuân

Sáng 26/8, PV nhận được điện thoại của người dân xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phản ánh việc một nhà thầu đã khai thác đất trái phép để thi công công trình đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất canh tác của người dân.
Khi chúng tôi có mặt tại công trình nâng cấp tuyến đường số 2 từ xã Xuân Liên vào hồ chứa nước Xuân Hoa đã chứng kiến cảnh hàng chục chiếc xe ben đang nối đuôi nhau chạy vào khu vực núi Rú Nấy, nằm sát ngay công trình này để chở đất.

Chỉ trong vòng non buổi sáng, hàng trăm khối đất đã được vận chuyển ra khỏi khu vực ngọn núi này.

Một người dân phản ánh, trước đây họ khai thác đất cách đây một khoảng khá xa nhưng không hiểu sao bây giờ họ chuyển ra đây. Do họ múc đất ở chân núi sát ngay cạnh diện tích đất trồng này, khi trời mưa đất đá sẽ đổ xuống ruộng của chúng tôi là điều không tránh khỏi.


Sát ngay cạnh núi Khe Nấy là diện tích đất trồng lúa của người dân


Dựa vào việc đây là dự án dân sinh, chủ đấu tư và nhà thầu đã "muốn làm gì thì làm" mặc cho người dân phản đối


Chưa mưa nhưng đất đá đã tràn xuống ruộng

Theo quan sát của PV thì đúng như lời người dân này nói, cách khoảng 300m nơi công trình này đang thi công một khu vực núi cũng đã bị nhà thi công cho máy vào múc đất nham nhỡ.

Trả lời về vấn đề này, ông Hoàng Văn Cát - Chủ tịch UBND xã Xuân Liên cho biết: "Dự án làm đường vào hồ chứa nước Xuân Hoa có chiều dài 4km, vốn đầu tư 6,2 tỉ đồng do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư được khởi công từ tháng 7 năm 2011.


Theo quy định, việc lấy đất phục vụ các dự án phải được sự cho phép của UBND tỉnh. Tuy nhiên, hàng trăm khối đất đã được nhà thầu đưa ra khỏi núi Khe Nấy phục vụ dự án nhưng chỉ mới được... xã đồng ý và không mất bất ký một khoản phí nào


Đội xe tham gia vào việc khai thác đất ở Khe Nấy

Tuy nhiên, đây là công trình phúc lợi phục vụ giao thông dân sinh không có chi phí thuế môi trường, Ban dự án yêu cầu địa phương phải quy hoạch bãi đất tận dụng bỏ hoang để khai thác. Do vậy, chúng tôi đã phải cho phép nhà thầu vào núi Rú Nấy lấy đất về thi công mà không hề thu bất kỳ một khoản phí nào".

Khi được hỏi việc làm này huyện có biết không?, ông Cát trả lời "Lãnh đạo phòng TN&MT đã xuống xem hồ sơ dự toán công trình và họ hoàn thành đồng ý với cách làm này".


Ông Hoàng Văn Cát: "Họ lấy đất nhưng không hề nạp bất cứ khoản phí nào"
Ông Cát cũng khẳng định rằng, việc lấy đất từ núi Khe Nấy không hề ảnh hưởng đến diện tích đất canh tác của người dân trong xã?

Khi chúng tôi liên lạc với Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, ông Nguyễn Hiều Lương để trao đổi về việc này, cho biết: Hiện ông chưa nắm được và hẹn sẽ trả lời khi kiểm tra xong.

Còn ông Lê Minh Cầm – PGĐ Ban quản lý Dự án XDCB ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Hiện nay, tất cả các dự án phục vụ dân sinh thì 70 – 80 % vốn là của Nhà nước còn lại dân tự đóng góp. Như vậy, với dự án đường vào Hồ chứa nước Xuân Hoa, xã phải giải phóng mặt bằng và giao mặt bằng sạch, kể cả tạo bãi vật liệu để phục vụ cho dự án.

Hiện nay, nhà thầu đang phải đi mua đất san lấp, nếu việc này xã không thực hiện được (lo đất san lấp cho chủ đầu tư và nhà thầu - PV), chúng tôi sẽ đình chỉ việc thi công”.

"Vì trong dự toán công trình này không có doanh mục đất san lấp mặt đường, việc làm đó là hoàn toàn hợp lý?!", ông Cầm khẳng định.
 ( Theo NghiXuan.net)

DUYÊN NỢ NGHI XUÂN