Trang

Recent Posts

22 thg 7, 2011

Góp ý quy hoạch dự án Khu đô thị mới Xuân An - Nghi Xuân

Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn chủ trì làm việc với liên danh Đông Dương - Thăng Long - Mekong và các sở, ban, ngành Hà Tĩnh để nghe và góp ý vào báo cáo quy hoạch dự án Khu đô thị thị trấn Xuân An - Nghi Xuân.

Phối cảnh Khu đô thị mới Xuân An
Dự án Khu đô thị mới Xuân An có diện tích 119 ha, đáp ứng nhu cầu sinh sống cho gần 18 nghìn người dân. Dự án nằm trọn trong thị trấn Xuân An, khu đất phát triển theo hướng Đông - Nam, Tây Bắc. Phía Bắc giáp quốc lộ 8B, phía Nam giáp đường nối cầu Bến Thủy và đất sản xuất nông nghiệp. Phía Đông giáp đất sản xuất nông nghiệp, phía Tây giáp đường nối cầu Bến Thủy 2. Các chức năng chính của dự án bao gồm: Khu nhà cao tầng hỗn hợp, khu nhà ở liền kề, các công trình công cộng, dịch vụ; khu công viên cây xanh mặt nước, khu thể thao vui chơi giải trí; hệ thống giao thông và dịch vụ xe cộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đô thị và một số chức năng khác... Sau nhiều cuộc họp bàn, liên danh đã thống nhất chọn Công ty NKB ARCHI (Cộng hòa Pháp) là nhà tư vấn lập quy hoạch cho dự án. Tại buổi làm việc các đại biểu được nghe đơn vị trình bày ý tưởng lập quy hoạch dự án. Nhiều ý kiến cho rằng xây dựng khu quy hoạch phải gắn với việc xử lý chất thải và chất thải rắn; trường học không nên xây dựng gần khu công nghiệp; cần có các khu du lịch, dịch vụ ... Liên doanh với tư cách là chủ đầu tư mong muốn tỉnh Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi trong san lấp mặt bằng cũng như chính sách ưu đãi đất... Góp ý quy hoạch dự án Khu đô thị mới Xuân An - Nghi Xuân Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự: "Yêu cầu nhà đầu tư xây dựng khu đô thị phải đồng bộ, đẹp, hiện đại và thân thiện với môi trường để đảm bảo tính bền vững" Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự, đánh giá cao nhà đầu tư trong việc nghiên cứu, khảo sát để thực hiện các dự án. Đây là công trình có ý tưởng, có căn cứ khoa học có tầm chiến lược khi đầu tư lâu dài. Hơn nữa, đây là một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH, đồng thời tạo điểm nhấn của Nghi Xuân và phía Bắc Hà Tĩnh. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Kim Cự cũng yêu cầu nhà đầu tư xây dựng khu đô thị phải đồng bộ, đẹp, hiện đại và thân thiện với môi trường để đảm bảo tính bền vững. Nhà đầu tư phải đặc biệt quan tâm đến hạ tầng kỹ thuật, nhất là các hạ tầng công cộng, hệ thống giao thông, điện, nước sinh hoạt, xử lý môi trường, y tế, giáo dục, văn hóa... phải tạo được điểm nhấn của đô thị bằng các công trình trọng điểm, có bản sắc văn hóa. Chủ đầu tư tiếp tục phát huy hết khả năng của mình để dự án được triển khai một cách hiểu quả nhất. Địa phương sẽ cùng các sở, ngành phối hợp với nhà đầu tư, giúp đỡ nhà đầu tư trong các thủ tục hành chính.

8 thg 7, 2011

GPMB Dự án sửa chữa, nâng cấp Đập Cồn Tranh: “Phép vua thua lệ làng”?!

Đã nhận tiền đền bù nhưng không chịu chặt cây giải phóng lòng Đập phục vụ thi công, bê tông hóa một đoạn kênh đất nhưng cũng phải đền bù diện tích đã có, hay đất một hộ dân nhận khoán từ xã cũng đòi đền bù… là những tồn tại mà các hộ dân lẫn chính quyền thôn 1, xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang cố tình gây khó dễ cho các nhà thầu khiến tiến độ dự án sửa chữa, nâng cấp đập Cồn Tranh chậm như… rùa bò.


Dù đã nhận tiền đền bù nhưng các hộ dân thôn 1, xã Cổ Đạm (Nghi Xuân) vẫn không chịu GPMB lòng hồ để đơn vị thi công lấy đất đắp đập
Hạ tuần tháng 6, trời nắng như đổ lửa. Đây là thời điểm thuận lợi nhất trong thi công sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, nhất là hồ đập. Với dự án sửa chữa, nâng cấp đập chứa nước Cồn Tranh (xã Cổ Đạm – Nghi Xuân), cả chủ đầu tư lẫn nhà thầu càng có lợi thế hơn khi công trình đã kết thúc tưới sản xuất đông xuân mà không phải tưới hè thu (do người dân địa phương chỉ làm một vụ trong năm).
Trái ngược với tiên đoán, những gì chúng tôi được chứng kiến thật buồn. Trong lòng hồ, vài hộ dân đang nhởn nhơ chặt cây trước sự sốt ruột của đơn vị thi công vì chưa được vào lấy đất đắp đập.
Ông Nguyễn Như Toản – Chỉ huy trưởng công trường của nhà thầu Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hà Thành chỉ tay xuống lòng hồ bảo: “Hàng ngàn cây bạch đàn đó đã được đền bù, các hộ dân cũng nhận tiền rồi nhưng họ vẫn không chịu chặt cây để GPMB cho đơn vị thi công. Từ giữa tháng 4, chúng tôi đã tập kết xe máy, tập trung nhân lực chờ nước trong hồ rút với hy vọng người dân nhanh chóng thu dọn cây cối để lấy đất đắp đập nhưng người dân cứ xem như chuyện đang ở đâu. Mấy hôm nay, khi các hộ giải phóng một ít diện tích, chúng tôi cho xe vào lấy đất liền bị họ chặn đường. Với tình hình như hiện nay, nếu không hoàn thành việc đắp đập cao thêm 4m suốt gần cây số chiều dài thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra khi mùa mưa bão đến”.
Thôn trưởng thôn 1, xã Cổ Đạm Nguyễn Văn Chắt cùng đứng bên, cho biết: Vùng lòng hồ Cồn Tranh có 6 hộ bị ảnh hưởng, chủ yếu là cây cối. Đến nay, một nửa số cây được chặt hạ. Tuy đã nhận tiền đền bù nhưng vì một số hộ có diện tích ở sâu phía trong dẫn đến vận chuyển khó khăn hơn nên có nguyện vọng xin chủ đầu tư hỗ trợ thêm ít kinh phí.
Cùng với ách tắc trong GPMB khu vực lòng hồ, hiện nay, việc thi công các hạng mục kênh chính cũng bị đình trệ bởi những yêu sách cực kỳ vô lý. Đơn cử như đoạn từ k2+840 – k2+941, đây là tuyến kênh đất đã có từ khá lâu và nay sẽ kiên cố thành kênh bê tông nhưng cấp ủy, chính quyền thôn 1 lại đòi đền bù phần diện tích đất trên tuyến kênh này. Lý do các cụ chánh thôn 1 đưa ra là trước đây, phần diện tích làm kênh này thuộc HTX quản lý, khi làm kênh buộc phải “hy sinh” nhưng nay có dự án thì phải đền bù.
GPMB Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ Cồn Tranh: “Phép vua thua lệ làng”?!
Không mất một xu để bê tông hóa tuyến kênh này nhưng chính quyền thôn 1, xã Cổ Đạm lại đòi chủ đầu tư đền bù diện tích trên đất
Đến chính quyền thôn còn cố tình phớt lờ những lợi ích từ dự án mang lại thì việc các hộ dân cố tình chây ỳ, bất hợp tác trong GPMB phục vụ thi công công trình cũng là điều dễ hiểu. Tại k3+624 – k3+840 (thuộc thôn 4), tuyến kênh nổi đi qua vườn gia đình ông Bích nhưng hộ này không chịu nhận tiền đền bù phần cây cối. Sở dĩ trường hợp này chỉ đền bù phần cây trên đất mà không đền bù đất là do phần đất này được xã cho nhận khoán 5 năm/lần. Theo lý, việc này là chuyện nội bộ giữa xã với ông Bích chứ không phải phiền đến Hội đồng GPMB huyện Nghi Xuân.
Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hiền Lương thừa nhận: "Những đề nghị mà chính quyền thôn 1 và các hộ dân xã Cổ Đạm đưa ra là quá vô lý và không có cơ sở để đền bù. Đây là công trình cần được đẩy nhanh tiến độ vì thời gian từ nay đến trước mùa mưa bão không còn nhiều. Hướng giải quyết của huyện là đề nghị Sở NN&PTNT tiếp tục tính toán cốt ngập nước để nếu có thì bổ sung đền bù phần cây cối; giao UBND xã Cổ Đạm tuyên truyền, vận động các hộ dân hợp tác GPMB, trong trường hợp vẫn cố tình chống đối thì tiến hành cưỡng chế".
Một tồn tại nữa là tại k4+730 – k4+765 thuộc thôn 4. Đoạn này tuyến kênh đi gần phạm vi 3 ngôi mộ họ Hoàng nên gia chủ đòi đền bù cả kinh phí di dời lẫn đất “tái định cư nghĩa trang” trong khi cả chủ đầu tư, đặc biệt là Hội đồng GPMB huyện Nghi Xuân đều cho rằng, yêu cầu này là rất vô lý bởi trên thực tế, tuyến kênh mới đi cạnh hàng rào khu mộ, hơn nữa lại ở phía trên nên không nhất thiết phải di dời các mộ phần.
Theo kỹ sư Lê Minh Cầm – Phó BQL Dự án XDCB ngành NN&PTNT, nhằm khai thác tối đa nguồn nước từ hồ Xuân Hoa (xã Cổ Đạm – Nghi Xuân), tháng 3-2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh có Quyết định 541/QĐ-UBND bổ sung làm mới các tuyến kênh chính, kênh nhánh, đặc biệt là nâng cấp hồ chứa nước Cồn Tranh (cách hồ Xuân Hoa vài km về phía Đông Bắc). Theo đó, ngoài làm mới 9 km kênh chính từ sau cống lấy nước hồ Xuân Hoa đến khu tưới xã Xuân Mỹ, làm mới 8 km các tuyến kênh nhánh để phục vụ tưới cho 375 ha đất nông nghiệp 3 xã: Cổ Đạm, Xuân Thành, Xuân Mỹ, dự án còn nâng cao trình đập đất từ 20,5 lên 24,5m, nâng cao trình ngưỡng tràn từ 17 lên 20,5m để tăng dung tích chứa từ 0,77 triệu m3 lên 2,5 triệu m3 nước.
Cũng theo kỹ sư Cầm, đầu năm 2009, dự án triển khai thi công và dự kiến hoàn thành trước mùa mưa bão năm đó nhưng đến nay, công trình mới làm được 4/9 km kênh chính (kênh bê tông nổi trên đất), đạt 80% khối lượng nâng cao trình ngưỡng tràn và chưa đắp được khối đất nào trên đập chính.
Chỉ còn hai tháng rưỡi nữa là đến mùa mưa bão trong khi khối lượng xây lắp còn nhiều, nhất là đối với hạng mục đắp đập đất. Các đơn vị thi công đã tính đến phương án duy trì làm việc 3 ca nhằm đưa công trình về đích đúng kế hoạch, song, nếu UBND huyện Nghi Xuân, trực tiếp là Hội đồng GPMB huyện không kiên quyết với các trường hợp cố tình chây ì, gây khó khăn cho các đơn vị thi công thì chỉ như “dã tràng xe cát”!.


Nghịch tử “đánh sập“ ước mơ của vợ chồng lão nông nghèo khổ



 Vụ án gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những sinh viên nghèo đang bươn bả nơi phố thị phồn hoa: Hãy giữ mình trước những cám dỗ bởi chỉ cần một phút bất cẩn, họ sẽ đánh mất tương lai và trở thành đứa con bất hiếu!


Bị cáo Trần Văn Khánh
Mơ ước cho con đổi đời của vợ chồng lão nông nghèo
Giống như bao gia đình truyền đời thuần nông nơi miền quê ruộng ít, người nhiều, bốn mùa bụi cát Cương Gián (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), ông bà Trần Văn Ninh cũng nuôi dưỡng ước mơ đời con cháu mình sẽ thoát được cảnh lầm than để vươn lên mà ăn trắng mặc trơn, làm thầy làm thợ, không như cha mẹ nó suốt ngày “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng chỉ đủ cái ăn, cái mặc. 

Định nghĩa cộc sống

Cuoäc soáng laø moät cô hoäi – haõy naém laáy.
Cuoäc soáng laø moät veû ñeïp – haõy chieâm ngöôõng.
Cuoäc soáng laø moät giaác mô – haõy nhaän ra.
Cuoäc soáng laø moät thöû thaùch – haõy ñöông ñaàu.
Cuoäc soáng laø boån phaän – haõy hoaøn thaønh.
Cuoäc soáng laø moät troø chôi – haõy taän höôûng.
Cuoäc soáng laø moät lôøi höùa – haõy thöïc hieän.
Cuoäc soáng laø moät noãi buoàn – haõy vöôït qua.
Cuoäc soáng laø moät baûn nhaïc – haõy haùt leân.
Cuoäc soáng laø moät traän ñaáu – haõy chaáp nhaän.
Cuoäc soáng laø moät thaûm kòch – haõy ñoái ñaàu.
Cuoäc soáng laø moät cuoäc phieâu löu – haõy can ñaûm daán thaân.
Cuoäc soáng laø moät nieàm may maén – haõy naém laáy.
Cuoäc soáng laø söï soáng – haõy tranh ñaáu vì noù.
Cuoäc soáng voâ cuøng quyù giaù – ñöøng huûy hoaïi noù

Hai đạo sắc thời Nguyễn liên quan đến Đền Đông Giáp.

Xem hình

Hai đạo sắc cổ đang lưu tại đình Hoa Vân Hải thuộc xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (di tích đã xếp hạng cấp Quốc gia) liên quan đến Đền Đông Giáp (còn gọi là Cửa Điện) là sắc cổ có niên hiệu Thành Thái năm thứ 7 (1895) và niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 (1909).
Sắc cổ còn nguyên vẹn (giấy màu vàng tươi, chữ mảnh nét, ấn nhà vua còn rõ), nội dung ghi  như sau:
Sắc Thành Thái:
Phiên âm:  Sắc Hà Tĩnh tỉnh, Nghi Xuân huyện, Vân Hải thôn. Đông Giáp phụng sự đương cảnh thành hoàng chi thần. Nậm trước linh ứng lai vị hựu dự phong tứ kim phôi thừa.
Cánh mệnh diễn niệm thần hưu trước phong vi dực bảo trung hưng linh phù chi thần kỳ hương hự ngã lê dân. Khâm tai. 
Thành  Thái lục niên cửu nguyệt nhị thập ngũ nhật.
Dịch nghĩa:  Sắc cho thôn Vân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh . Đền Đông Giáp có thờ vị thần đương cảnh thành hoàng vào bậc linh thiêng đến nay chưa có sắc phong. Nhân dịp vua mở cuộc diến niệm công đức các vị thần, nay (Trẫm) phong là Dực bảo trung hưng linh phù chi thần, chuẩn y việc phụng thờ như cũ dể mãi mãi được thần phù hộ gìn giữ cho dân ta.
Thành Thái năm thứ 7 (1895) tháng 9 ngày 25.
Sắc Duy Tân:
Phiên âm: Sắc Hà Tĩnh tỉnh, Nghi Xuân huyện, Vân Hải thôn. Đông Giáp phụng sự dực bảo trung hưng linh phù đương cảnh thành hoàng chi thần tiết kinh ban cấp. Sắc phong chuẩn chỉ phụng sự
Duy Tân nguyên niên tấn quang đại lễ kinh ban bảo chiếu đàm ân lễ long đăng trật đặc chuẩn y cựu phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai.
Duy Tân tam nguyên niên bát nguyệt thập nhất nhật
Dịch nghĩa:  Sắc cho thôn Vân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh . Đền Đông Giáp có thờ vị thần dực bảo trung hưng linh phù chi thần  đương cảnh thành hoàng đã có sắc phong để thờ phụng. Nay năm đầu triều đại Duy Tân, trong dịp tấn quang đại lễ đã ban báu chiếu xét công ơn thăng cấp bậc. Vậy chuẩn y việc thờ phụng để ghi nhớ ngày quốc khành mà mở rộng đền thờ,.
Duy Tân năm thứ ba (1909) ngày 11 tháng 8.
Nội dung lược dịch ban đầu cho thấy, đây là 2 đạo sắc phong thần cho vị thần ở Đền Đông Giáp (còn gọi là Cửa Điện) được triều đình nhà Nguyễn giao cho thôn Vân Hải  (làng Hoa Vân Hải - xã Cổ Đạm - huyện Nghi Xuân) thờ phụng theo nghi lễ của Nhà nước.

Các nhà nghiên cứu cần quan tâm tìm hiểu về nhân vật được thờ và tín ngưỡng thờ thành hoàng trong đời sống tinh thần của người dân. 

7 thg 7, 2011

Tai nạn giao thông nghiêm trọng, 2 người chết, 22 người bị thương

Khoảng 7 giờ sáng nay 5.7, trên quốc lộ 1A, đoạn qua xóm Tân Vịnh, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm một người chết, 14 người bị thương nặng.
Chiếc xe khách giường nằm Phú Quý mang biển kiểm soát 38H-9959 chạy tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh, khi đến địa điểm trên bất ngờ đâm thẳng vào chiếc xe tải 38H-5473 kéo theo rơ moóc 38R-0183 chở xi măng từ Thanh Hóa vào để đổ hàng tại Xí nghiệp xây dựng và chế biến lâm sản Đặng Cường.
Hậu quả, một phụ xe của xe 38H-9959 chết tại chỗ, 23 người bị thương, trong đó có 14 người bị thương nặng, còn chiếc xe khách bị dập nát phần đầu.
Được biết, lúc xảy ra tai nạn, trên xe 38H-9959 có khoảng 32 người, đa số là người Hà Tĩnh. Nạn nhân bị thương được chuyển ngay đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Can Lộc.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do xe khách chạy với tốc độ nhanh, lại cố vượt một chiếc xe tải nhỏ khác nên đã đâm vào chiếc xe đầu kéo.
Tai nạn xảy ra làm tắc đường hơn 2 giờ đồng hồ, CSGT Hà Tĩnh và Công an huyện Can Lộc đã kịp thời đến hiện trường phân luồng giao thông để đảm bảo lưu thông.
 
 
Chiếc xe khách 38H-9959 bị dập nát phần đầu
 
 
Xi măng trên xe tải bị vãi tung giữa đường
 
 
Vụ tai nạn khiến đoạn đường QL1A bị tắc nhiều giờ